Ngành dệt may là ngành lâu đời nhất và đa dạng về sản phẩm sản xuất. Các quá trình sản xuất từ các sợi tự nhiên và nhân tạo thành nhiều sản phẩm may mặc, hàng công nghiệp. Quy trình này lại gây ô nhiễm, do đó mà hàng loạt tiêu chuẩn môi trường đối với lĩnh vực dệt nhuộn được thiết lập nhằm kiểm soát ô nhiễm.
Những vấn đề môi trường chính
Các hoạt động của nhà máy như tẩy trắng, nhuộm, trung hoà, tẩy rửa, tẩm hóa chất, in ấn và hoàn thiện. Tùy theo từng công đoạn mà thải chất độc hại ở từng mức độ khác nhau như ô nhiễm không khí, nước, đất.
Vấn đề môi trường được quan tâm hàng đầu hiện nay là xả lượng lớn nước thải chứa nhiều hóa chất độc hại với nồng độ lớn. Vấn đề quan trọng khác là tiêu thụ năng lượng, ô nhiễm không khí, chất thải rắn và mùi hôi. Thành phần ô nhiễm chính từ nước thải dệt nhuộm bao gồm kim loại nặng, BOD, COD, clo dư, chất hữu cơ hòa tan, màu, bùn, thuốc nhuộm cùng nhiều hợp chất hữu cơ không phân hủy khác.
Nhiều tiêu chuẩn môi trường được thiết lập vì giảm tác động đến môi trường của ngành dệt nhuộm. Chẳng hạn tăng cường sử dụng thuốc nhuộm tự nhiên, không chứa azo, dùng sợi hữu cơ, giảm thiểu khí cacbon, giảm sử dụng nước,… Hoặc nhiều chiến lược tập trung vào việc tránh sử dụng hoặc thải chất alkyllphenol-ethoxylate, sử dụng tối thiểu dung môi hữu cơ. Đồng thời tránh tạo ra chất hoạt động bề mặt không phân hủy, điều này tiết kiệm đến 80% nhu cầu năng lượng và 90% nguồn nước tiêu thụ.
Chiến lược xử lý nước thải dệt nhuộm
Ngành công nghiệp này ước tính tiêu thụ hơn 80 tỷ m3 nước mỗi năm. Cụ thể cần 2.700 lít nước để sản xuất một chiếc áo thun cotton. Nước thải từ quá trình sản xuất chứa nhiều hóa chất, thuốc nhuộm, muối, dung môi, dầu mỡ, photphat, sunfua, crom, đồng cùng nhiều hóa chất nguy hại đối với môi trường.
Các hệ thống xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm thông thường không thể xử lý hết các thành phần phức tạp. Điều này dẫn đến quá trình xử lý trở nên kém hiệu quả, không liên tục làm ảnh hưởng đến môi trường. Trong khi đó, ngành dệt may phải đối mặt với những thách thức trong việc tuân thủ các luật môi trường.
Một số chất ô nhiễm hữu cơ có thể phân hủy sinh học, trong khi những chất khác thì không. Chúng phân hủy sinh học nên tiêu thụ hết oxy, làm giảm chất lượng nước và ảnh hưởng đến nhiều sinh vật khác.
Nước thải dệt nhuộm cần được xử lý ở hai cấp độ, đầu tư cần sử dụng quy trình lọc cơ học, cân bằng pH, keo tụ tạo bông và lắng cặn. Thứ hai, quy trình sinh học được sử dụng để loại bỏ chất hữu cơ với các công nghệ xử lý như bùn hoạt tính, bể kỵ khí – hiếu khí,…
Đối với khí thải ô nhiễm từ ngành dệt
Ô nhiễm không khí chủ yếu liên quan đến hóa chất, vật liệu sinh học tùy thuộc vào quy trình sản xuất làm phát sinh khí thải. Khí thải này chứa nhiều bụi, xơ vải, khói dầu, hơi axit, sương mù, mùi và khí thải lò hơi. Formaldehyde hay còn gọi là methanal, axit axetic cũng là nguồn phát thải quan trọng.
Hơi dung môi bao gồm nhiều hóa chất độc hại như benzen, ethyl acetate, hexan, styrene,… hình thành sau quá trình nhuộm và in. Chẳng hạn thuốc nhuộm polyeste, thuốc nhuộm khử lưu huỳnh bằng hydrosulphite, tẩy trắng bằng natri hypoclorit gây mùi. Bụi và xơ vải tạo ra trước khi xử lý tự nhiên, hít phải chúng dễ gây ra các vấn đề bệnh đường hô hấp.
Trong các nhà máy dệt nhuộm, lưu huỳnh và oxit nito thường xuất hiện từ lò hơi. Do đó các nhà máy quy mô lớn thường phải lắp đặt hệ thống xử lý khí thải lò hơi, ngăn chặn sự phát thải các thành phần độc hại ra ngoài môi trường.
Đối với lĩnh vực dệt nhuộm, xử lý môi trường là vấn đề quan trọng và cấp thiết vì đòi hỏi phải xử lý triệt để các thành phần độc hại như nước thải, khí thải. Nếu cơ sở, nhà máy của bạn cần tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải thì hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để hỗ trợ báo giá tốt nhất.