Ngành công nghiệp tái chế giấy ngày càng được chú trọng và nhận được nhiều vốn đầu tư lớn. Vì thế ngành này có bước phát triển không ngừng và mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên lượng nước phát sinh lại gây ra nhiều vấn đề rắc rối đối với môi trường và cuộc sống xã hội. Do đó, cần tăng cường công tác xử lý nước thải giấy tái chế nhằm giảm thiểu nguồn ô nhiễm đối với môi trường sống.
1. Nguồn gốc và thành phần của nước thải giấy tái chế
Để xử lý nước thải giấy tái chế, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu nguồn phát sinh và thành phần của nước thải.
- Nước thải từ giai đoạn ngâm, tẩy, tái chế hoặc nghiền phát sinh đến 50% lượng nước thải thường chứa nhiều xút, javen, phèn, nhựa thông, phẩm màu hoặc xơ sợi. Lượng cặn bột giấy thường chứa từ 300 – 600 mg/l.
- Để xử lý nước thải giấy tái chế, trước tiên phải loại bỏ các dòng dịch đen. Dịch đen này chứa hóa chất nấu bột, lignin, hemicelluose, hợp chất hữu cơ trong gỗ, tre nứa, rơm,…
- Môi trường nước thường bị đục do bột giấy phế thải phát sinh từ nước thải thu hồi xơ sợi làm ảnh hưởng đến chất lượng thủy sinh dưới nước.
- Trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy có phát sinh nhiều chất ô nhiễm như hợp chất hữu cơ clo hóa, dẫn xuất của clo, hợp chất Sulphua, màu, xơ sợi, dầu khoáng, bùn vôi.
- Nước thải tẩy trắng từ giai đoạn xeo giấy có nồng độ pH cao, hàm lượng BOD, COD, TSS Ngoài ra độ màu cũng thay đổi theo thời gian.
2. Quy trình xử lý nước thải giấy tái chế
Quy trình xử lý nước thải giấy tái chế được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Nước thải từ nguồn phát sinh được dẫn về hố thu gom. Hố thu có tác dụng loại bỏ chất lơ lửng có kích thước lớn. Song chắn rác thực hiện nhiệm vụ tách bỏ tạp chất lơ lửng. Sau đó, lượng rác này được vớt bỏ định kỳ.
Bước 2: Nước thải chảy qua bể chứa – bể điều hòa để làm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải. Hệ thống khuấy trộn hoạt động liên tục giúp nguồn nước được hòa trộn một cách đồng đều. Việc trang bị hệ thống thổi khí giúp làm giảm thể tích của bể, tránh hiện tượng phân hủy yếm khí nhưng lại có phát sinh ít mùi hôi.
Bước 3: Bể keo tụ – lắng tiếp nhận nước thải nhờ bơm định lượng. Các bông keo tụ sau đó được liên kết nhờ hóa chất keo tụ và lắng xuống đáy bể.
Bước 4: Nước thải theo máng thu chảy đến bể xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học. Các bông bùn này lắng xuống đáy và định kỳ được xử lý tại bể chứa bùn.
Bước 5: Nước thải được dẫn về bể xử lý sinh học hiếu khí để loại bỏ chất hữu cơ hòa tan. Vi sinh vật hiếu khí dính bám vào lớp vật liệu lọc để phân hủy và hấp thu chất ô nhiễm trong nước thải. Cặn được giữ lại trong các khe rỗng của lớp vật liệu lọc.
Bước 6: Bể lắng thứ cấp có tác dụng tách nhanh bùn hoạt tính ra khỏi nước. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể và định kỳ bơm hút về bể chứa bùn. Phần nước sau khi tách được dẫn về bể khử trùng. Vì thế, bể khử trùng có tác dụng tiêu diệt hoàn toàn lượng vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh,… còn sót lại.
Bước 7: Bể khử trùng có vai trò khử trùng nước thải nhằm tiêu diệt vi khuẩn, vi rút còn sót lại sau quá trình xử lý. sau khi qua bể khử trùng, nước thải có thể xả ra nguồn tiếp nhận.
Đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án xử lý nước thải giấy tái chế giấy với các quy mô khác nhau, công ty xử lý nước thải Hợp Nhất chính là nhà thầu uy tín trong tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra dịch vụ của chúng tôi còn bao gồm dịch vụ cải tạo, nâng cấp, bảo trì – bảo dưỡng hệ thống khi có xảy ra sự cố phát sinh. Liên hệ ngay với Hợp Nhất theo Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!