Bạn có biết, Việt Nam đã trở thành quốc gia có giá trị xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thứ giới chỉ sai Brazil. Nhờ vậy mà ngành chế biến cà phê không ngừng tăng trưởng và tạo ra nguồn kinh tế lớn với sự đa dạng về mẫu mã và sản phẩm. Thế nhưng, nếu không có biện pháp xử lý nước thải cà phê hợp lý hay quản lý chặt quy trình sản xuất khép kín không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường mà còn đe dọa đến hệ sinh thái và sức khỏe con người nghiêm trọng.
1. Vì sao nước thải cà phê gây ô nhiễm môi trường?
Các phần ngoài của vỏ cà phê rất dễ sinh ra đường trong quá trình chế biến. Vì thế khi lên men đường phân hủy nhanh chóng thành rượu và CO2. Lâu dần, rượu biến thành axit acetic là nguyên nhân khiến nồng độ pH trong nước giảm dần.
Ngoài ra, hạt cà phê còn sinh ra phần nhớt xung quanh. Phần nhớt này có cấu tạo từ protein, đường và pectin và chúng rất khó phân hủy. Trong nước thải cà phê, lượng nhớt lớn chúng sẽ nổi lên trên mặt nước thành lớp váng màu đen.
2. Đặc tính của nước thải cà phê
Các công đoạn phát sinh nước thải và đặc tính của nước thải trong từng công đoạn:
- Rửa nguyên liệu chứa nhiều chất rắn lơ lửng, lượng chất ô nhiễm có hàm lượng thấp
- Xay vỏ khiến nước thải có đục đục và màu cao
- Ngâm Enzym: thường có lượng chất hữu cơ và độ nhớt cao
- Rửa sạch: thành phần hữu cơ tương đối cao
- Nước thải sinh hoạt từ khu vực vệ sinh, ăn uống, làm việc chứa nhiều cặn bã, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng (N, P) và nhiều vi sinh vật gây bệnh
3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê
Nước thải sản xuất cà phê thường chứa nhiều rác thô như lá cây, hạt cà phê, vỏ cây,… nếu không xử lý kịp thời chúng rất dễ gây hư hỏng và tắc nghẽn đường bơm. Vì thế, người ta thường sử dụng lưới tinh để loại bỏ chúng ra khỏi nguồn nước trước khi dẫn về hố thu gom.
Quá trình xử lý nước thải bắt đầu từ việc thu gom nước thải tại hố thu được dẫn về bể điều hòa bằng máy bơm chìm. Nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ nguồn thải về ngưỡng trung hòa. Nguồn nước được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khói để ngăn chặn quá trình yếm khí diễn ra.
Giai đạn xử lý nước thải cà phê tiếp theo diễn ra tại bể kỵ khí UASB. Quá trình khử nitrat hóa và photpho hóa diễn ra. Trong đó, phân hủy kỵ khí chỉ xảy ra khi và chỉ khi VSV kỵ khí phân hủy chất hữu cơ làm thức ăn để hình thành sinh khối mới, khí CH4,H2S và CO2.
Sau đó, bể Aerotank tiếp nhận nguồn nước. Dưới tác dụng của máy thổi khí, VSV tiếp nhận nguồn oxy làm điều kiện để sinh trưởng và phát triển bằng cách phân hủy chất hữu cơ và chất dinh dưỡng làm thức ăn.
Trong bể bùn hoạt tính, chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan sẽ bị chuyển hóa thành bùn sinh học tạo nên quần thể vi sinh vật hiếu khí có thể lắng xuống bể lắng sinh học nhờ tác dụng của trong lực. Khi đó, một phần bùn được dẫn ngược về bể Aerotank để duy trì sinh khối và một phần dẫn về bể chứa bùn.
Tuy trải qua quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học những nước thải cà phê vẫn chứa nhiều chất cặn lơ lửng. Người ta tiến hành thêm hóa chất keo tụ – tạo bông như Polyme, PAC, phèn nhôm, phèn sắt,… giúp liên kết hạt bông cặn và hạt keo thành bông cặn có kích thước lớn.
Cũng giống như bể lắng sinh học, bể lắng hóa lý có tác dụng loại bỏ các bông cặn có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước. Tiếp theo, nước thải dẫn qua bể khử trùng và thêm hóa chất để diệt khuẩn, vi rút, mầm bệnh trong nguồn nước.
Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất chuyên dịch vụ xử lý nước thải, xử lý nước cấp bằng các dịch vụ như tư vấn, thiết kế HTXLNT, nâng cấp, cải tạo hoặc bảo trì – bảo dưỡng hệ thống. Nếu có nhu cầu xử lý nước thải cà phê, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0938.089.368 để được tư vấn miễn phí nhé!