Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học thường được áp dụng ngay tại các công trình xử lý đầu tiên của HTXLNT. Đây được xem là bước đệm xử lý các loại tạp chất vô cơ hoặc hữu cơ không tan. Tùy vào kích thước, hàm lượng cặn lơ lửng, lưu lượng và nồng độ nước thải mà ứng dụng công trình tương ứng. Phương pháp này thường được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, thực phẩm,…
1. Mục đích của phương pháp xử lý nước thải cơ học
- Tách các hợp chất không tan
- Loại bỏ cặn như cát, sỏi, thủy tinh, mảnh vỡ,…
- Điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả các bước phía sau
2. Các giai đoạn xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học có thể trải qua nhiều giai đoạn như
2.1. Chắn rác
Song chắn rác hay thiết bị chắn rác thường xuất hiện đầu tiên tại HTXLNT có nhiệm vụ loại bỏ rác và chất cặn bẩn có kích thước lớn. Đó là những rác thô phát sinh từ quá trình sản xuất phải được tách ra khỏi nước. Điều này giúp tránh hiện tượng tắc nghẽn, hư hỏng máy bơm hoặc cản trở quá trình xử lý tại các công trình phía sau.
Song chắn rác được đặt trước bể hố thu tập trung nước thải. Nó đặt vuông góc với dòng chảy gồm các khung kim loại có hình chữ nhật. Ngoài ra nó còn được đặt nghiêng 45 – 60 độ theo phương thẳng đứng.
Khoảng cách giữa các khe từ 10 – 20 mm. Khoảng cách giữa các khe giúp rác thải được giữ lại hoàn toàn mà không gây ảnh hưởng đến dòng chảy. Tùy theo kích cỡ hoặc khoảng cách giữa các thanh mà được phân thành song chắn rác thô, trung bình hoặc tinh.
2.2. Điều hòa nước thải
Đây là cách xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học, bể điều hòa thường được bố trí trên hoặc ngoài dòng thải. Đối với bể trên dòng thải làm giảm sự dao động các thành phần trong nước thải. Đối với phương án ngoài dòng thải chỉ giảm được một phần vì sự dao động nhỏ. Nó giúp các công trình phía sau xử lý đạt hiệu quả cao, cam kết chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn. Ngoài ra bể điều hòa giúp giảm chi phí xử lý đáng kể.
Bể này có nhiệm vụ khắc phục và điều hòa lưu lượng cũng như tải lượng của dòng thải. Quá trình điều hòa dòng thải phụ thuộc vào sự hoạt động của máy thổi khí. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của máy thổi khí. Vì nó giúp ngăn chặn quá trình lên men, gây mùi khó chịu. Tốc độ thổi khí thường dao động từ 10 – 15 lít khí/phút.m3.
2.3. Lắng cát
Cũng giống như song chắn rác, bể lắng cát được sử dụng để tách bỏ các cặn thô như cát, sỏi, thủy tinh, tro, than vụn,… Các thành phần này là nguyên nhân khiến các thiết bị cơ khí bị mài mòn. Cho nên, giảm cặn ở công trình này giúp công trình xử lý phía sau không bị gián đoạn.
Một số bể lắng cát thường dùng như:
- Bể lắng cát ngang: Dòng nước ở đây chuyển động theo phương thẳng dọc theo chiều dài bể. Bể có hình chữ nhật và được bố trí ở đầu hố thu đầu bể.
- Bể lắng cát đứng: Dòng nước di chuyển từ dưới lên trên. Nước được dẫn từ ống tiếp tuyến vào bể. Nước di chuyển khá đa dạng từ chuyển động vòng, xoắn, đến việc tịnh tiến đi lên nên các hạt cát bị dồn về trung tâm và rơi xuống đáy.
- Bể lắng cát tiếp tuyến: Dòng nước di chuyển từ tâm ra thành bể. Sau đó được thu vào máng tập trung và đi ra ngoài. Vì bể này có thiết diện hình tròn.
- Bể lắng cát làm thoáng: Có thể xem đây là bể lắng cát thông thường có lắp đặt thêm thiết bị phun khí. Điều này thích hợp xử lý nước thải giết mổ gia súc chứa nhiều chất hữu cơ xen lẫn cát thô. Với dàn phun khí giúp hình thành dòng khí di chuyển xoắn ốc dưới đáy bể. Với vận tốc đủ lớn không cho chất hữu cơ lắng mà chỉ có cát và phân tử nặng lắng xuống đáy.
2.4. Giai đoạn lắng nước thải
Khác với bể lắng cát, bể lắng thích hợp khử các chất bẩn không hòa tan tồn tại lơ lửng. bể lắng được phân thành 2 loại có căn cứ vào chức năng và vị trí được chia thành:
- Bể lắng (I): Đặt trước các bể xử lý nước thải sinh học, tách chất rắn, chất bẩn lơ lửng không hòa tan.
- Bể lắng (II): Đặt sau các bể sinh học dùng để lắng cặn vi sinh và bùn hoạt tính. Bể có tác dụng làm trong nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
2.5. Lọc nước
Tại các bể lọc áp lực, các tạp chất có kích thước nhỏ di chuyển phân tán trong nguồn nước sẽ được tách bỏ. Đây là chất phân tán mà bể lắng không thể xử lý được. Vì thế mà người ta tiến hành sử dụng phương pháp lọc. Quá trình lọc phụ thuộc vào lớp vật liệu lọc, vách ngăn xốp chỉ cho phép các phân tử nước đi qua.
Một số loại vật liệu lọc thông dụng như cát thạch anh, than cốc, sỏi, than đá, than nâu, than bùn. Căn cứ vào loại nước thải và điều kiện thực tế mà người ta sẽ chọn lựa loại vật liệu lọc tương ứng. Các dạng lọc như lọc chân không, lọc áp lực, lọc nhanh, lọc chậm, lọc chảy ngược, lọc chảy xuôi,….
Nếu có nhu cầu xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học, hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất. Gọi ngay Hotline: 0938 857 768 để được hỗ trợ miễn phí nhé!