Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng hồ sinh học

Hồ sinh học ngày càng được ứng dụng nhiều trong xử lý nước thải ao nuôi tôm. Bao gồm chuỗi các hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo để xử lý nguồn thải thứ cấp với việc phân hủy chất hữu cơ nhờ các loài vi khuẩn, tảo và nhiều loài thực vật khác. Ngoài ra, hồ sinh học cũng được áp dụng để xử lý nước thải thủy sản nhất là các ao nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Nguyên nhân gây suy thoái môi trường từ lĩnh vực nuôi tôm

Do quá trình quy hoạch thiếu đồng bộ

Hiện nay, khá nhiều vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh tập trung chủ yếu tại các vùng thủy triều. Trong đó, thiết kế ao nuôi vẫn chưa phù hợp với thoát nước thải, nước cấp, lắng đọng nhiều chất dinh dưỡng trong đáy ao nên tích tụ nhiều đất độc hại, mầm bệnh và cản trở quá trình hô hấp của đất. Trong trường hợp ao nuôi thiết kế trên vùng hạ triều nên thường xuyên xảy ra tình trạng phá rừng ngập mặn, đáy ao cũng vì thế mà tích tụ nhiều mầm bệnh tại rễ cây.

Do chất lượng con giống chưa đảm bảo

Chất lượng con giống kém và tạo ra nhiều hệ vi sinh kháng thuốc là do sử dụng nhiều hóa chất kiểm soát dịch bệnh trong các trại giống. Điều này không chỉ gây khó khăn trong việc nuôi tôm thương phẩm mà còn ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Do chất thải trong ao nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh quá nhiều

Nước thải trong ao nuôi tôm chủ yếu chứa nhiều chất rắn, chất hữu cơ, thức ăn thừa không được xử lý sơ bộ mà trực tiếp thải vào vùng nước ven bờ. So với việc xử lý nước thải công nghiệp, thì xử lý nước thải ao nuôi tôm với mức độ ô nhiễm thấp hơn nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng và vsv có hại. Do đó mà sức chịu tải môi trường giảm sút khá nhiều từ các vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh.

Do sử dụng nhiều hóa chất

Nước thải ao nuôi tôm sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau làm lắng đọng nhiều trong trầm tích ven bờ gây suy thoái hô hấp đất và suy giảm hệ sinh thái ven bờ.

Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng hồ sinh học
Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng hồ sinh học

Vai trò của hồ sinh học trong xử lý nước thải ao nuôi tôm

Hồ sinh học hoạt động bằng nguyên lý xử lý nước thải bằng tảo, rong rêu nhờ quá trình quang hợp và oxy hóa không khí để oxy hóa chất hữu cơ. Sau đó, rong tảo quay lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat amon từ phân hủy, oxy hóa chất hữu cơ nhờ quần thể VSV. Điều kiện để hồ sinh học hoạt động bình thường phải giữ môi trường ở nồng độ pH và nhiệt độ tối ưu.

Vai trò của hồ kỵ khí xử lý nước thải ao nuôi tôm

Hồ này thường dùng để lắng và phân hủy cặn lắng nhờ hoạt động của VSV kỵ khí. Nhờ vậy mà hàm lượng BOD5 giảm đi và VSV kỵ khí phá vỡ hợp chất hữu cơ, giải phóng CH4 và CO2 trong nước thải. Hồ này có độ sâu từ 2 – 5m và thường ứng dụng xử lý nước thải hữu cơ, protein và dầu mỡ cao. Hồ kỵ khí dùng nhiều trong tiền xử lý nước thải sinh hoạt có nồng độ hữu cơ cao dễ phân hủy sinh học. Kết quả của hồ kỵ khí:

  • Chuyển chất hòa tan sang dạng dễ lắng như bùn đáy
  • Có khả năng hòa tan các dạng chất hữu cơ khác.
  • Phá vỡ quá trình phân hủy sinh học.
  • Chứa chất không hấp thụ và chất không hòa tan.

Vai trò của hồ hiếu khí trong xử lý nước thải ao nuôi tôm

Nguyên tắc xử lý của hồ nhờ các quá trình tự nhiên dưới tác dụng của VSV và tảo. Hồ này có 2 loại hồ:

  • Hồ làm thoáng tự nhiên: thực vật khuếch tán không khí từ mặt nước nhờ quá trình quang hợp. Chiều sâu của hồ từ 30 – 40cm. Thời gian lưu nước từ 3 – 12 ngày.
  • Hồ làm thoáng nhân tạo: nguồn oxy cấp vào nhờ khí nén và máy khuấy. Chiều sâu từ 2 – 4,5m. Thời gian lưu nước từ 1 – 3 ngày.

Lúc đầu, hồ hiếu khí dùng nhiều trong xử lý nước thải sản xuất giấy và bột giấy và sau đó sử dụng rộng rãi trong nhiều loại nước thải công nghiệp khác.

Vai trò của hồ tùy tiện xử lý nước thải ao nuôi tôm

Hồ này thiết kế để xử lý BOD5 đối với tải lượng dòng nước đầu vào. Hồ tùy tiện có 2 loại gồm hồ tùy tiện nguyên thủy (chứa nguồn thải chưa qua xử lý) và hồ tùy tiện thứ cấp (tiếp nhận nước thải đã qua xử lý). Nguồn oxy cung cấp cho hồ phục vụ trong quá trình loại bỏ BOD5 nhờ tảo quang hợp trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Hồ tùy tiện có kết quả xử lý:

  • Tăng cường xử lý kỵ khí nhờ việc phân hủy và hấp thu chất hữu cơ.
  • Xử lý hiếu khí giúp loại bỏ phần chất hữu cơ còn sót lại.
  • Làm giảm số lượng vsv gây bệnh.

Ngoài hồ sinh học, bạn cũng có thể xử lý nước thải bằng thực vật vì đây cũng là phương pháp sinh học đem đến hiệu quả xử lý khá cao. Liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 ngay khi bạn muốn tìm hiểu dịch vụ xử lý nước thải của công ty môi trường Hợp Nhất nhé!