Như bạn biết đấy, khí thải xi mạ chứa thành phần kim loại khá cao. Chúng không những độc hại, đe dọa đến sức khỏe con người và là thành phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy ngành công nghiệp này đem lại nguồn lợi lớn nhưng để phát triển dài lâu trong tương lai thì doanh nghiệp cần đầu tư kỹ thuật và công nghệ xử lý khí thải xi mạ hiện đại và vượt trội. Vậy có những phương pháp xử lý khí thải xi mạ nào?
1. Đặc trưng của khí thải xi mạ
- Trong quá trình đánh bóng có phát sinh lượng lớn bụi kim loại. Vì chúng có tỷ trọng nặng hơn phần tử không khí nên chúng chỉ phát tán trong khu vực gần nơi sản xuất. Vì vậy, khu vực dân cư xung quanh nhà máy xi mạ thường bị ô nhiễm bởi bụi
- Trong quá trình tẩy dầu mỡ lại phát sinh khá nhiều dầu mỡ, hơi axit, hơi kiềm.
- Và từ công đoạn mạ crom là nguyên nhân hình thành hơi H2CrO4 và H2SO4.
2. Các phương pháp xử lý khí thải xi mạ phổ biến
Xem thêm “Một số phương pháp xử lý khí thải hiệu quả” TẠI ĐÂY
2.1. Xưởng mạ cần được thông gió đúng cách
- Phương pháp này được áp dụng chủ yếu đối với phòng mạ. Phòng này cần được thiết kế đúng chuẩn như diện tích, thiết bị, khoảng cách đúng cách. Đặc biệt, phòng mạ cần trang bị đầy đủ các hệ thống quan trọng như hút ẩm, hút khí, thiết bị sưởi một cách thông thoáng nhất. Nhiệt độ lý tưởng nhất trong phòng xi mạ thường là dưới 18 độ C và độ ẩm dao động từ 70 – 75%.
- Quạt hút khí nên được trang bị tại hệ thống và máng hút khí tại các bể tỏa hơi nhằm phong tỏa hoàn toàn lượng khí độc. Cần xử lý khí thải xi mạ tại bể tẩy đồng cần bố trí thiết bị xử lý nhằm xử lý đồng và hợp kim đồng.
Trường hợp dòng khí chứa nhiều hơi kiềm, hơi axit, hơi kim loại cần đưa đến tháp rửa khí để xử lý. Cách xử lý này bao gồm những giai đoạn xử lý dưới đây:
- Hạ nhiệt độ và làm ướt dòng khí bằng giàn phun mưa;
- Chặn không cho tiếp xúc với dòng khí ẩm;
- Sử dụng dung dịch tẩy rửa nhằm loại bỏ hoàn toàn độc tố.
2.2. Phòng máy mài và đánh bóng
- Khu vực này phát sinh khá nhiều bụi, lượng bụi này nếu thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn không khí. Vì thế cần hút bụi thường xuyên, tận dụng độ thông gió, lượng khí thải từ quá trình mài và đánh bóng được làm sạch bằng thiết bị Cyclon, buồng lắng, buồng rửa lọc,… trước khi thải ra ngoài môi trường.
2.2. Phòng phun cát và phun kim loại
- Bằng cách sử dụng phương pháp phun cát ướt áp suất lớn nhằm mục đích làm sạch bề mặt kim loại. Phòng phun cát sẽ cách ly hoàn toàn với phòng mạ và các phòng khác.
2.4. Thiết kế hệ thống ống thông gió
- Hệ thống thông gió là phương án xử lý khí thải xi mạ tốt nhất hiện này. Nhờ tác dụng của trọng lực, lực quán tính và lựa ly tâm mà dòng khí thải được xử lý triệt để các tạp chất ô nhiễm. Quá trình xử lý khí thải xi mạ này được chia làm 3 giai đoạn cơ bản dưới đây:
Giai đoạn 1: Buồng lắng
- Dòng khí này di chuyển vào buồng lắng theo hình xoắn ốc. Nhờ tác dụng của lực ly tâm mà các hạt bụi to va vào thành ống trụ và rơi xuống đáy.
Giai đoạn 2: Xử lý bằng Cyclon
- Lượng bụi kích thước đã loại bỏ hoàn toàn tại buồng lắng nên dòng khí chỉ tồn tại bụi có kích thước nhỏ. Trong thiết bị Cyclon có sự tham gia của buồng nón tách bụi bằng khe nghiêng 60 độ. Lúc này, bụi đi qua buồng nón cùng với 5 – 7% không khí đi đến thiết bị Cyclon và chúng được tách ra và rơi vào buồng chứa.
Giai đoạn 3: Tháp hấp thụ
- Tháp hấp thụ có nhiệm vụ rửa và làm sạch dòng khí. Lượng bụi còn sót lại sẽ được xử lý hoàn toàn cùng với lượng khí độc. Dòng khí sạch sau khi xử lý được đưa đến ống khói rồi thoát ra môi trường.
Trên đây là một số phương pháp, công nghệ xử lý khí thải xi mạ, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu nào về xử lý khí thải, hãy liên hệ ngay với chúng tôi – công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline: 0938.857.768 – 0938.089.368 để được hỗ trợ tận tình nhé!