Làm sao để xử lý khí thải làng nghề hiệu quả? Nên ứng dụng phương pháp nào? Cách lựa chọn công nghệ và thiết bị cho hệ thống? Để hạn chế ô nhiễm không khí…
Hiện nay Việt Nam tuy có đầy đủ về nguồn lực và thiết bị để thực hiện công tác quan trắc môi trường không khí nhưng ô nhiễm làng nghề vẫn tái diễn thường xuyên. Do đó tại các làng nghề cần đưa ra nhiều giải pháp đánh giá mức độ ô nhiễm và hạn chế tác động ô nhiễm không khí cần thiết.
Ô nhiễm không khí từ các làng nghề
Theo đánh giá sơ bộ, ô nhiễm không khí tại làng nghề không ngừng gia tăng, nhất là làng nghề tái chế, cơ khí, chế biến vật liệu xây dựng. Ô nhiễm chủ yếu là không khí, bụi, tiếng ồn trong các giai đoạn khai thác, chế biến, đốt than, đúc kim loại, gia công nhựa,… với các thông số như SO2, CO, NO2, bụi,… Hầu hết, các thành phần ô nhiễm ở làng nghề đều vượt quá quy chuẩn cho phép.
Lấy ví dụ, các nhà máy sản xuất giấy có quy mô nhỏ nên không thể kiểm soát hết khí thải và họ ngày càng đốt nhiều thứ gây ô nhiễm hơn mà vẫn chưa lắp đặt hệ thống để xử lý khí thải. Còn những làng nghề đúc nhôm lại thường xuyên sử dụng chất chảy nhôm chứa nhiều chì, bụi chì tỏa ra khắp mọi nơi.
Ô nhiễm không khí diễn ra nghiêm trọng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, đặc biệt ở khu vực miền Bắc tập trung rất nhiều làng nghề tái chế.
Các làng nghề tái chế có vai trò quan trọng trong việc tái sử dụng chất thải vừa giúp giảm lượng chất thải công nghiệp và sinh hoạt ra ngoài môi trường vừa nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất.
Tuy nhiên các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ còn dùng công nghệ lạc hậu, thiếu sự liên kết, kiểm soát chặt chẽ về việc sử dụng vật liệu đốt thiếu kiểm soát nên phát sinh rất nhiều khí thải độc hại.
Biện pháp xử lý khí thải ô nhiễm làng nghề
Lựa chọn công nghệ
Hiện nay có nhiều công nghệ xử lý khí thải như hệ thống xyclon tách bụi, tháp hấp thụ, thiết bị xyclon, thiết bị lọc bụi trọng lực, thiết bị lọc bụi ly tâm, thiết bị lọc bụi túi vải, thiết bị lọc bụi kiểu ướt, thiết bị lọc bụi tĩnh điện và phương pháp hấp phụ/hấp thụ,…
Để tăng hiệu quả, chủ cơ sở sản xuất làng nghề cần nhận thức rõ vấn đề ô nhiễm không khí bằng cách giải quyết triệt để nguồn thải nơi phát sinh. Chủ làng nghề cần thay đổi phương pháp xử lý khí thải, nâng cao hiệu suất sản xuất bằng cách loại bỏ công đoạn thủ công. Ngoài ra họ cũng cần tìm hiểu và cần sự hỗ trợ của khoa học – kỹ thuật tiên tiến nhất.
Hiện nay, các làng nghề đúc đồng chuyển hẳn sang mua đồng thỏi về sản xuất, đồng thời loại bỏ khâu đúc đồng hoặc đổi mới công nghệ lò hơi. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề cũng bắt đầu di chuyển đến các cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung.
Lựa chọn thiết bị
Trong đó, các làng nghề tái chế thường ứng dụng mô hình tháp hấp thụ và khuếch tán tuần hoàn với thiết bị lọc bụi kiểu ướt. Khí thải từ các giai đoạn sản xuất như bụi, hơi nước, khí thải, kim loại nặng, CO2, SO2,… sẽ được hút nhờ sự chênh lệch áp suất tự nhiên của hệ thống.
Sau đó, các tạp chất như bụi, khí độc, kim loại nặng sẽ lần lượt lắng xuống đáy có chứa dung dịch hấp thụ tuần hoàn. Còn phần khí thoát ra bên ngoài là khí sạch. Đối với dung dịch được bơm tuần hoàn trong tháp, chu kỳ 2 tháng lượng bùn sẽ được thu gom và chuyển ra bên ngoài.
Đồng thời các chất cặn như CaCO3, CaSO4 cùng hợp chất chứa nito,… thường không gây độc hại cho môi trường và có thể trộn với xỉ than để làm gạch không nung.
Với mô hình về giải pháp xử lý khí thải như trên sẽ giúp cải thiện tình trạng làm việc và sinh hoạt của người lao động, khu dân cư. Tuy nhiên để duy trì hiệu quả cần thường xuyên vận hành hệ thống để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn khí độc hại và bụi ra khỏi dòng khí.
Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong các dự án xử lý khí thải!