Vì sao hiện tượng tôm chết hàng loạt và sản lượng thất thoát sau mỗi mùa vụ khoảng 10%? Làm thế nào để xử lý khí thải H2S trong ao nuôi tôm hiệu quả? Nếu bạn còn thắc mắc những vấn đề trên, hãy cùng công ty môi trường Hợp nhất theo dõi những thông tin dưới đây nhé!
Khí H2S là khí độc, mùi trứng thối. Đây là loại khí phân hủy hợp chất hữu cơ trong môi trường yếm khí nhờ vi khuẩn Sulphate. Vì thế mà ao nuôi tôm nếu tích tụ bùn và chất thải ở đáy ao nhiều sẽ sản sinh ra lượng khí H2S gây chết tôm hàng loạt.
Nguyên nhân phát sinh ra khí H2S
Trong ao nuôi tôm, H2S hình thành khi vi khuẩn tiêu thụ sulfate và phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí hoặc xảy ra lớp bùn ở đáy ao (nơi sản sinh ra khí H2S nhiều nhất). Một số nguyên nhân tạo ra khí H2S:
- Cải tạo ao nuôi chưa kỹ
- Quá trình cho ăn không hợp lý gây phát sinh lượng thức ăn thừa
- Áp dụng si phông và kỹ thuật si phông không tốt nên lượng H2S từ lượng bùn đáy ao
Tác hại của khí độc hại H2S
Đối với tôm: H2S làm tổn thương phá hủy mô, tổn thương cơ quan như mang, ruột, dạ dày, gan tụy. Trong thời gian dài tôm sẽ yếu dần, dễ tổn thương và dễ nhiễm bệnh. Với liều lượng lớn, tôm tiếp xúc trong thời gian dài sẽ xảy ra tình trạng chết hàng loạt.
Một số dấu hiệu cho thấy hàm lượng H2S trong ao vượt quá ngưỡng cho phép:
- Tôm mềm vỏ, mang chuyển màu bất thường: vì tiếp xúc với lượng H2S nhiều dẫn đến tôm bị stress và giảm ăn
- Tôm bị đen miệng, đen mang: khi tôm lột vỏ và tiếp xúc với H2S sẽ dẫn đến hiện tượng tôm bị chết
- Tôm giảm ăn: vào buổi sáng, nồng độ pH, DO thấp và lượng khí H2S cao nên dẫn đến hiện tượng tôm giảm ăn
- Hội chứng phân trắng: H2S là nguyên nhân phá hủy các mô mềm ở ruột nên tôm phải tiết ra lượng chất béo và chất nhầy
- Sập tảo đột ngột: tảo trong ao nuôi bị sập từ 2 – 3 ngày vì H2S giải phóng photpho tự do trong nước
- NO3 và NO2: vì H2S tiêu diệt 2 loại vi khuẩn có lợi gồm Nitrosomonas và Nitrobacteria
- Tôm nhảy dựng: vì nhiệt độ cao, pH thấp và lượng oxy thấp nên H2S khiến tôm búng lên khỏi mặt nước
Điều kiện để H2S sản sinh trong ao nuôi
Trước khi nuôi tôm, ao nước sẽ bị xâm nhập của ánh sáng, tảo đáy và lap lap sẽ phát triển ở đáy ao. Sau đó chúng sẽ phát triển và hạn chế sự hấp thụ ánh sáng mặt trời trong nước nên đáy ao sẽ xuất hiện hiện tượng yếm khí sản sinh ra khí H2S.
Ngoài ra, nước ao nuôi tôm có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, nồng độ pH thấp khi tích tụ nhiều ở đáy ao sẽ tạo điều kiện sinh ra khí H2S.
Biện pháp xử lý khí thải H2S ao nuôi tôm
- Khi tôm xuất hiện triệu chứng cần cắt giảm 30 – 40% thức ăn
- Tăng cường lượng oxy hòa tan và bổ sung thêm vi sinh xử lý chất hữu cơ
- Bổ sung vôi và khoáng chất để nâng kiềm
- Sử dụng vi sinh có vi khuẩn paracoccus pantotrophus để tiêu thụ hết H2S trong ao nuôi
Cách xử lý khí thải H2S trong ao nuôi bằng vi khuẩn quang dưỡng
- Xử lý khí thải H2S trong ao nuôi có sử dụng vi khuẩn quang dưỡng có khả năng quang hợp cao được chia làm 2 loại là vi khuẩn lưu huỳnh lục và vi khuẩn quang dưỡng tía. Trong 2 loại này, vi khuẩn quang dưỡng tía được sử dụng phổ biến nhất có khả năng xử lý triệt để H2S và lượng mùn hữu cơ trong ao nuôi.
- Vi khuẩn quang dưỡng tía được chia làm 2 loại nhỏ gồm vi khuẩn quang dưỡng tía lưu huỳnh và vi khuẩn quang dưỡng tía không lưu huỳnh.
- Trong điều kiện môi trường có ánh sáng, vi khuẩn quang dưỡng tía lưu huỳnh tiến hành quá trình quang hợp tự dưỡng và sử dụng H2S, chất hữu cơ làm nguyên liệu chính làm chât điện tử.
- Với vi khuẩn quang dưỡng tía không lưu huỳnh sẽ phát triển trong điều kiện có ánh sáng tiến hàng sinh trưởng dị dưỡng. Chúng có khả năng tự dưỡng cacbon bằng cách sử dụng hợp chất khử lưu huỳnh và H2. Vì thế, loại vi khuẩn này sử dụng H2S làm nguồn thứ ăn trong môi trường có ánh sáng.
- Bên cạnh đó, vi khuẩn quang dưỡng tía không lưu huỳnh còn xảy ra quá trình dị dưỡng hữu cơ trong điều kiện không có ánh sáng và đồng thời một lượng chất hữu cơ cũng được tiêu thụ.
Hãy liên hệ ngay với dịch vụ xử lý khí thải của chúng tôi theo Hotline 0938 089 368 nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu nhé!