Xác định tuổi bùn sẽ quyết định đến hiệu quả của các quá trình xử lý nước thải. Duy trì lượng bùn cần thiết được xác định theo từng thời điểm ở từng bể xử lý.
Tuổi bùn của nước thải
Được hiểu là mật độ vi khuẩn/chất rắn trong bể hiếu khí được tính theo ngày (xác định theo thời gian lưu bùn). Và người ta thường tính toán chính xác tuổi bùn với mục đích duy trì lượng bùn hoạt tính trong bể sinh học và nâng cao hiệu suất xử lý của hệ thống.
Việc VSV tồn tại quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ra hàng loạt sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, chất lượng xả thải ra nguồn tiếp nhận có đạt yêu cầu hay không phụ thuộc nhiều vào tuổi bùn.
Những đặc trưng cơ bản của bùn vi sinh hiếu khí được thể hiện như sau:
- Bùn có màu nâu nhạt, trong quá trình sục khí rất mịn còn khi dừng sục khí chúng sẽ lơ lửng và có xu hướng tạo bông bùn.
- Sau khi tắt sục khí khoảng 5 phút thì hình thành bông bùn vì VSV liên kết lại với nhau. Với những bông bùn có kích thước lớn sẽ chìm xuống dưới đáy bể.
- Bùn vi sinh tồn tại trong môi trường ổn định sẽ không làm phát sinh bùn non/bùn già lơ lửng trong nước.
Bùn vi sinh kỵ khí thường có màu đen và chia thành 2 loại:
- Bùn lơ lửng được khuấy trộn thường xuyên.
- Bùn kỵ khí dòng chảy ngược có kích thước to, lắng nhanh và bùn càng lớn thì VSV càng phát triển.
Bùn vi sinh thiếu khí với các đặc điểm như:
- Bùn có màu nâu xẫm hơn bùn hiếu khí.
- Bùn có kích thước và tốc độ lắng cao hơn.
Khi nào thì hệ thống thể hiện bùn tốt nhất?
Lượng bùn phổ biến nhất thường dao động từ 3 – 15 ngày và bùn hoạt tính hiếu khí khoảng 15 – 30 ngày. Tuổi bùn có quá trình nitrat hóa thường lớn hơn 15 ngày.
Trong đó bùn già giúp duy trì mật độ vi sinh trong điều kiện nhiệt độ thấp. Nhưng khi nhiệt độ nhỏ hơn 15 độ C sẽ làm giảm hoạt động của VSV. Đối với nhiệt độ cao thường thúc đẩy quá trình sinh học tăng cao. Vì thế mà tuổi bùn thấp hơn nên nước thải có chất lượng hơn.
Để ổn định hệ thống, người ta thường điều chỉnh ít nhất 2 lần/năm khi có sự thay đổi về nhiệt độ. Cần lưu ý, tuổi bùn ở mỗi hệ thống sẽ khác nhau tùy theo đặc tính, thành phần ô nhiễm và thiết kế hệ thống,…
Làm thế nào để xác định tuổi bùn nước thải?
Xử lý nước thải nói chung, và tại bể hiếu khí nói riêng thì thường đòi hỏi quá trình sục khí thường xuyên và mật độ VSV thì người vận hành hệ thống phải biết cách tính tuổi bùn nước thải. Điều này duy trì nồng độ chất rắn cần thiết trong bể sinh học. Cách tính tuổi bùn theo công thức dưới đây:
Tuổi bùn = MLSS x thể tích bể hiếu khí/Nồng độ bùn thải bỏ x Lưu lượng bùn thải bỏ.
Đồng thời, cách xác định tuổi bùn nước thải có thể sử dụng kính hiển vi, khi thấy:
- Bùn già khi bùn có màu nâu sẫm.
- Bùn non khi cấu trúc bùn rõ ràng, nhẹ và mịn.
- Bùn trung bình chứa nhiều vsv khác.
Khi bùn non hoặc bùn quá già sẽ xảy ra vấn đề gì?
Khi bùn non chúng thường có xu hướng lơ lửng, nhẹ và mịn. Chúng có khả năng lắng chậm nên rất dễ lẫn vào nguồn nước đầu ra.
Khi bùn quá già thường xuất hiện nhiều trong bể lắng với cấu trúc xốp, nhẹ và mịn. Nguồn nước thải đầu ra thường rất đục và giảm hiệu suất xử lý.
Nếu hệ thống của bạn đang gặp phải các vấn đề về tuổi bùn dẫn đến hiệu suất xử lý kém thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768. Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất chuyên vận hành, nâng cấp, cải tạo và bảo trì hệ thống xử lý nước thải với dịch vụ chất lượng và uy tín nhất.