Ven biển Quảng Ngãi đã và đang cho thấy nhiều dấu hiệu của sự ô nhiễm hơn. Đây cũng là bài toán khó cho các cơ quan chức năng trong việc rà soát, kiểm tra và xử chất thải.
Bài toán ô nhiễm môi trường ven biển ở Quảng Ngãi
Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, môi trường ven biển Quảng Ngãi bị ô nhiễm nghiêm trọng với thực trạng tại các cảng cá ven biển đen sánh, bốc mùi hôi thối. Nguyên nhân là do công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng và di dời các hộ gia đình chưa đồng bộ. Vì thế mà hàng loạt nhà máy, xí nghiệp chưa đầu tư vào việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải đúng mức.
Trong khi đó, một số nhà máy chưa tuân thủ các quy định về BVMT như xả thải trái phép, xả thải chưa qua xử lý làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khu vực ven biển. Đặc biệt là các hộ dân sống xung quanh Khu kinh tế Dung Quất lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường ven biển.
Được biết, Khu kinh tế Dung Quất cùng nhiều KCN khác ở Quảng Ngãi hoạt động mạnh mẽ, vừa giải quyết nhu cầu việc làm trên địa bàn vừa xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp vẫn chưa tìm được phương án khắc phục ô nhiễm hoặc có nhưng còn nhiều vướng mắc.
Nhiều nhà máy sản xuất thép, chế biến dăm gỗ thải ồ ạt nước ô nhiễm ra biển gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xung quanh cảng Dung Quất. Người dân địa phương đề nghị di dời hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng đến khu tái định cư mới nhưng công tác này vẫn chưa hoàn thành.
Cơ sở hạ tầng xử lý chất thải ven biển Quảng Ngãi
- Nhiều CCN, làng nghề đầu tư hạ tầng kỹ thuật BVMT chưa đồng bộ.
- Chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung.
- Nhiều địa phương chưa xây dựng phương án BVMT theo đúng quy định, chưa thực hiện quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước thải.
Hiện nay, sau đợt khi khắc phục đợt dịch Covid-19, các hoạt động dịch vụ ở đây bắt đầu hoạt động trở lại và kéo theo nhiều hệ lụy như rác thải, nước thải với khối lượng và lưu lượng lớn. Hàng loạt cảng cá như Sa Kỳ, Tịnh Kỳ với hàng nghìn lượt mua – bán hải sản chưa kể du khách đến đảo Hải Sơn tham quan và ăn uống.
Trong khi đó, hàng nghìn lượt tàu đánh cá ra vào đã thải ra biển nhiều chất thải, nước rửa tàu và hàng chục tấn rác trong quá trình hoạt động.
Thực trạng gây ô nhiễm tại các cảng cá
- Nước vệ sinh mang theo tạp chất, cặn bã trực tiếp thải xuống biển.
- Các phương tiện thiếu bộ phận thu gom chất thải.
- Ý thức chấp hành quy định an toàn hàng hải, vệ sinh môi trường của chủ phương tiện chưa cao.
- Hàng trăm lượt tàu thuyền ra vào thường xuyên thải nhiều nhiên liệu và rác thải.
- Nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến hải sản xả trực tiếp nước thải ra ngoài môi trường.
- Trời nắng, mùi xú uế bốc lên nồng nặc từ những bãi rác thải.
- Hệ sinh thái và kinh tế biển bị đe dọa từ hoạt động đổ rác, nước thải bừa bãi.
- Mặc dù chính quyền địa phương tuyên truyền và vận động người dân không xả nước thải nhưng nhiều hộ dân vẫn chưa có ý thức khiến môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng.
Tại nhiều khu vực, nước thải và rác thải tràn ngập khu dân cư, nằm dọc theo bờ biển trên đường đi. Khi thủy triều lên, sóng biển cuốn những bãi rác này đi xa, theo con sóng tấp vào khu dân cư khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.
Các cơ quan chức năng khuyến khích các hoạt động
- Xác định kinh tế là hướng phát triển mũi nhọn, chính quyền địa phương khuyến khích người dân đóng tàu mới với công suất lớn, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, các địa phương, xã ven biển bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường như mua phương tiện – thiết bị thu gom rác.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng xử lý rác thải, nước thải tại các khu dân cư.
- Kiên quyết xử lý các điểm nóng về ô nhiễm môi trường, đảm bảo việc sinh hoạt và góp phần phát triển nền kinh tế biển tại địa phương.
Hợp Nhất – Công ty xử lý môi trường chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!