Trong các hệ thống xử lý nước cấp thông thường thì hệ thống EDI là một trong những giải pháp xử lý nước siêu tinh khiết được đánh giá cao về chất lượng xử lý. Vậy hệ thống EDI là gì? Nguyên tắc xử lý cùng với những chức năng nổi bật như thế nào? Cùng Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu ngay những thông tin quan trọng về quy trình xử lý nước siêu tinh khiết EDI.
1. Đặc điểm của hệ thống xử lý nước EDI
EDI (Electrodeionization) là công nghệ khử liên tục kết hợp một cách hiệu quả với công nghệ thẩm phân điện và công nghệ trao đổi ion thông qua thẩm thấu có chọn lọc của cation và anion.
Quy trình xử lý sử dụng nhựa trao đổi ion, màng chọn lọc ion và dòng điện một chiều mà loại bỏ tốt muối, axit và bazo, chất hữu cơ, cacbon dioxide,… Hệ thống EDI được thiết kế với công nghệ tiên tiến, cấu trúc nhỏ gọn, dễ vận hành nên trở thành phương pháp lọc nước sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực điện tử, y tế, hóa chất, phòng thí nghiệm,…
2. Quy trình hoạt động của hệ thống EDI
- Hệ thống EDI bao gồm các khoang chứa nhựa trao đổi ion ngăn cách bởi màng ion. Điện trường đặt vuông góc với dòng chảy trước khi nước đi vào modun đi qua nhựa và màng ion.
- Cation di chuyển đến điện cực âm qua màng dương và bị ngăn bởi màng âm, còn anion di chuyển đến điện cực dương ở màng âm và bị màng dương chặn lại.
- Các dòng cô đặc ion được thu thập trước khi đạt được mục đích khử muối, lọc hoặc tái chế.
- Nước sau khi khử ion sử dụng trực tiếp hoặc trải qua quá trình xử lý để nâng cao độ tinh khiết của nước.
- Modun EDI tích hợp quy trình trao đổi ion được tái tạo liên tục bằng điện.
- Đồng thời tái tạo liên tục nhựa tích điện bằng ion hydro, ion hydroxit tạo ra từ quá trình điện phân nước.
- EDI thường sử dụng sau quá trình thẩm thấu ngược, cùng với chức năng khử khí để loại bỏ cacbon dioxide.
3. Tính năng của hệ thống
So với trao đổi ion thông thường, EDI có những ưu điểm:
- Chất lượng nước ổn định, sản xuất nước liên tục không bị gián đoạn
- EDI không yêu cầu tái tạo hóa học
- Khả năng hoạt động an toàn, đơn giản
- Chi phí vận hành, bảo trì hệ thống giảm đáng kể
- Khả năng vận hành tự động, yêu cầu quản lý, kiểm soát hệ thống thấp
- Không yêu cầu sử dụng hóa chất xử lý độc hại
4. Vì sao nên kết hợp RO-EDI trong xử lý nước?
Đối với nguồn nước phức tạp, sự kết hợp giữa hệ thống RO-EDI sẽ mang lại giải pháp xử lý nước giải quyết các vấn đề trong xử lý nước cấp. EDI khi kết hợp cùng với thiết bị thẩm thấu ngược RO tạo ra hệ thống xử lý nước siêu tinh khiết bao gồm tiền xử lý, thẩm thấu ngược và EDI. Giải pháp này cũng thay thế thiết bị trao đổi ion truyền thống với chất lượng nước đầu ra luôn đảm bảo yêu cầu.
Quy trình xử lý dựa trên công nghệ RO-EDI hoạt động không cần hóa chất, giảm những rủi ro xử lý. Với màng thẩm thấu ngược cho hiệu quả cao, năng lượng thấp, giảm chi phí vận hành và tỷ lệ thu hồi nước đạt đến 98%. Nên RO được coi như giải đoạn tiền xử trong các hệ thống xử lý nước quy mô lớn.
Còn hệ thống EDI hoạt động như giai đoạn xử lý cuối cùng cho phép loại bỏ ion và điện tích còn lại. Không giống như các công nghệ khử ion khác, EDI không yêu cầu hóa chất tái sinh nguy hiểm mà vẫn cho ra nguồn nước sau xử lý an toàn, đạt đến giới hạn siêu tinh khiết.
Nếu cơ sở của bạn đang có nhu cầu xử lý nước cấp siêu tinh khiết thì nên lựa chọn công nghệ chất lượng cao với chi phí xử lý tối ưu nhất. Và cũng đừng quên bỏ qua việc tìm hiểu hệ thống xử lý RO và EDI. Nếu bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768