Trên thị trường có khá nhiều hệ thống được ứng dụng các công nghệ khác nhau để làm sạch, xử lý khí thải khác nhau, nên khách hàng thường phân vân không biết nên lựa chọn giải pháp nào để xử lý nguồn thải của mình. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về một số loại công nghệ, thiết bị xử lý khí thải khác thì bài viết hôm nay Hợp Nhất sẽ điểm qua một số quy trình xử lý phổ biến dưới đây.
1. Hệ thống thiết bị xử lý cyclon
Thiết bị cyclon là hệ thống tách sử dụng nguyên lý quán tính để loại bỏ bụi ra khỏi khí thải. Nó là phương pháp xử lý bụi mịn, thô. Kích thước của cyclon phụ thuộc vào lưu lượng khí thải cần xử lý. Hệ thống hoạt động dưới tác dụng của lực ly tâm với cơ chế nạp khí bẩn liên tục. Bên trong buồng tạo ra dòng chảy xoắn ốc, các hạt nhẹ di chuyển lên trên còn phân tử nặng thì có xu hướng rơi xuống đáy.
Nói chung, hiệu quả thu gom thường phụ thuộc vào kích thước, trọng lượng riêng và thiết bị tách. Hiện nay người ta cải tiến hệ thống cyclon thành nhiều ống thu gom được xếp song song với nhau. Phần khí sạch chảy qua các ống, thiết kế như vậy giúp khí dễ dàng được xử lý và thu được lực ly tâm cao hơn. Các đặc điểm cấu tạo cho thấy chúng hiệu quả về chi phí để kiểm soát tốt hạt và sol khí ở áp suất thấp với lượng khí thải lớn.
2. Làm sạch khí bằng hóa chất
Việc XLKT bằng cách sử dụng sản phẩm phản ứng dễ bay hơi thường dùng như oxy hóa nhờ oxy, clo, flo, ozon, NO. Phương pháp này thực hiện ở nhiệt độ cao hình thành vật liệu dễ bay hơi. Kỹ thuật làm sạch bằng UV/O3 mang lại ưu điểm làm sạch hydrocacbon, loại bỏ mùi.
3. Hệ thống làm sạch bằng công nghệ plasma
Quy trình công nghệ này hoạt động hoàn toàn tự động. Hầu hết, hệ thống có bộ phận xử lý khí thải tích hợp. Nó chứa nhiều ion tự do cùng nhiều hợp chất oxy hóa để phân hủy chất ô nhiễm. Những nguyên tử bị ion hóa thành electron, ion tự do và phản ứng với nhiều phân tử khác.
Cụ thể, plasma có hiệu quả cao trong xử lý khí thải hơi dung môi hữu cơ, khí thải công nghiệp và khử mùi tốt. Việc sử dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí trong việc tiêu thụ điện năng, không dùng hóa chất, hệ thống dễ lắp đặt, vận hành hơn.
4. Khí hóa và nhiệt phân chất thải
Những phương pháp lọc sạch khí bằng cơ học như lọc, lọc tĩnh điện khử bụi và chất bẩn không mong muốn. Nếu như các bước lọc đơn giản loại bỏ bụi thì khí hóa tầng sôi sinh khối bằng bộ lọc gốm cho thấy hiệu quả trong việc giảm khí thải nhà kính và khử đến 80 – 90% bụi, tro bay.
Quá trình làm sạch khí nóng xúc tác cũng là kỹ thuật hấp dẫn. Các chất xúc tác thường dùng là đá vôi với chi phí thấp, rẻ tiền và được sử dụng trong nhiều thiết bị khí hóa tầng sôi. Còn chất xúc tác tổng hợp chủ yếu dựa vào kim loại, alumin hoạt hóa, zeolite với hiệu suất năng lượng cao hơn so với các phương pháp thông thường.
5. Các hệ thống làm sạch thứ cấp
Những giải pháp này chủ yếu giảm phát thải nhiều hợp chất vô cơ (SOx, HF, HCl) với các modun thiết bị như:
- Thiết bị hấp phụ kiểu tầng: xảy ra phản ứng giữa chất hấp phụ với chất ô nhiễm trong buồng chứa riêng nhờ tác dụng của trọng lực. Những vách ngăn đảm bảo dòng khí được lưu thông và phân phối đều.
- Thiết bị hấp phụ kiểu modun: hệ thống chuyên xử lý khí HF đi qua bể phản ứng chứa canxi hydroxit tạo kết tủa canxi florua. Tuổi thọ của modun phụ thuộc vào chế độ vận hành, lưu lượng và nồng độ flo trong khí thải.
- Thiết bị lọc túi vải với thuốc thử: xảy ra các phản ứng hóa học khi cho thuốc thử đi vào ống khói đến lò nung và thiết bị phân tách. Thuốc thử sử dụng gồm Ca(OH)2, CaCO3, Na2CO3. Khi thiết kế phải cân nhắc đến nhiệt độ dòng khí cần xử lý. Vật liệu túi phải có khả năng chịu được điều kiện kiềm/axit.
- Thiết bị lọc tĩnh điện thường được dùng thay cho lưới lọc trong cùng hệ thống phun thuốc thử. Nó có ưu điểm thích nghi tốt với môi trường có nhiệt độ cao, cho phép tái sử dụng năng lượng trong dòng khí.
Nếu như bạn cần tư vấn thêm nhiều hệ thống xử lý khí thải công nghiệp khác thì hãy liên hệ trực tiếp với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và giải đáp những thắc mắc, nhu cầu cần thiết cho doanh nghiệp.