Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp không thể thiếu bể lắng trong các HTXLNT. Bể lắng có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất lơ lửng, cặn bẩn, tạp chất ra khỏi nước thải. Phần cặn lắng sau đó được gọi là bùn thải sẽ đem đi xử lý định kỳ theo quy định.
Vậy có những loại bể nào? Cấu tạo và vai trò của từng bể như thế nào? Dưới đây là 5 loại bể thông dụng nhất trong HTXLNT mà bạn có thể quan tâm tìm hiểu.
Bể lắng đứng
- Bể hoạt động theo nguyên lý dòng chảy ngược chiều, hiệu suất làm việc tương đối tốt. Bể có hình hộp hoặc hình trụ nhưng phải có đáy hình chóp.
- Nước thải đi qua ống phân phối trung tâm, quá trình lắng cặn xảy ra theo dòng đi lên và vận tốc khoảng 0,2 – 0,5 m/s. Sau quá trình lắng, cặn bùn dưới đáy được hút ra bên ngoài.
- Bể đứng rất quan trọng của HTXLNT chủ yếu xử lý cơ học để loại bỏ hết chất rắn lơ lửng có khả năng lắng. Trước đó, quá trình này còn kết hợp với giai đoạn đông tụ giúp nâng hiệu quả lắng lên rất nhiều.
- Bể có phủ sơn chống mòn axit hoặc làm bằng bê tông, thông thường nó được sử dụng như bể xử lý sơ cấp hoặc thứ cấp.
- Đối với bể sơ cấp chủ yếu loại bỏ chất hữu cơ không tan trong nước trước khi áp dụng phương pháp sinh học xử lý nước thải. Hiệu suất loại bỏ chất lơ lửng từ 50 – 70% và BOD từ 25 – 40%.
- Còn bể thứ cấp chủ yếu lắng cặn vi sinh và bùn trước khi thải ra ngoài môi trường.
Bể lắng ngang
- Bể có hình chữ nhật có 2 hoặc nhiều ngăn tùy thuộc vào quy mô hệ thống.
- Chức năng dùng để chứa nước trong giai đoạn lắng để ổn định nước, loại bỏ cặn bẩn với hiệu suất lắng đến 60%, thời gian lưu nước từ 2 – 3 giờ.
- Cấu tạo bể: chiều sâu từ 2 – 3,5m, chiều dài tối thiểu gấp 10 lần chiều sâu, để tăng hiệu quả người ta sử dụng vách ngăn đặt cách vách bể từ 1 – 2m và nước sau lắng thu bằng máng tràn.
- Bể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như bê tông, gạch hoặc đất theo kích thước và kích thước bể.
- Dòng nước trong bể chảy theo dòng chảy ngang được chia thành 4 vùng gồm: vùng hoạt động, vùng bùn, vùng trung gian và vùng an toàn.
Bể lắng ly tâm
- Là dạng bể hình tròn, nước chuyển động từ tâm ra vành đai. Để nâng cao hiệu quả lắng người ta kết hợp với đông tụ, keo tụ hoặc lắng trong tầng nước mỏng.
- Cấu tạo: chiều sâu từ 1,5 – 5m, chiều dài từ 6 – 30m, đường kính không nhỏ hơn 18m với tiêu chuẩn xây dựng theo quy định TCXDVN 51:2006.
- Để cải thiện khu vực ô nhiễm và nâng cao hiệu quả lắng, người ta chế tạo ra bể có hệ thống phân phối nước và thu nước sau lắng chuyển động.
- Bể theo trạng thái tĩnh nên hiệu quả lắng lên tới 60%.
Bể lắng theo phương bán kính
- Bể là giải pháp xử lý nước thải thường ứng dụng với hệ thống có công suất lớn với đường kính 16 – 40m, chiều cao từ 1,5 – 5m.
- Nguyên tắc hoạt động của bể từ tâm ra thành bể và nước chảy tràn qua máng rồi dẫn ra ngoài để xử lý. Phần cặn lắng xuống dưới được thu gom nhờ hệ thống gạt bùn quay tròn.
- Để tăng cường hiệu suất lắng, người ta thường dùng thêm chất trợ lắng, hóa chất đông tụ hoặc keo tụ như PAC, polytetsu,… để loại bỏ cặn lắng, kim loại nặng ra khỏi nước cũng như giảm TDS đáng kể.
Lắng Lamen
- Là bể có sử dụng tấm lắng vách nghiên được xếp với góc nghiêng từ 45 – 60 độ.
- Bể có cấu tạo gồm 3 vùng riêng biệt như vùng phân phối nước, vùng để lắng nước và vùng chứa cặn.
- Nguyên tắc hoạt động của bể Lamen: cặn lắng từ bể phản ứng vào bể lamen sẽ tự động rơi vào bể chứa bùn, nước di chuyển qua tấm lamen nên cặn lắng va chạm với nhau, bông cặn đủ lớn sẽ rơi xuống vùng lắng.
- Bề mặt tiếp xúc giữa ống và nước thải càng lớn thì hiệu quả lắng càng cao.
- Bể thường được làm bằng thép không gỉ được chế tạo đơn giản nên hiệu quả lắng cao và giảm mặt bằng xây dựng.
- Bể có thể được thiết kế dạng modun tại chỗ sau đó ghép lại với nhau tại nơi thi công, lắp đặt giúp đẩy nhanh tiến độ thi công hơn.
Quý doanh nghiệp cần hỗ trợ bất kỳ dịch vụ xử lý nước thải nào, liên hệ ngay với Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé.