Doanh nghiệp của bạn hoạt động trong các lĩnh vực luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến khoáng sản nhưng không biết cách xử lý nước thải kim loại nặng? Nếu không kịp thời xử lý thì hàm lượng kim loại càng lớn thì tỷ lệ ô nhiễm nước mặt/nước ngầm càng cao. Vậy có những công nghệ nào có thể xử lý nước thải kim loại nặng đạt hiệu quả tốt?
1. Công nghệ nanocacbon tích điện XLNT kim loại nặng
Vừa qua các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa phát minh ra công nghệ mới có tác dụng lọc bỏ ion kim loại nặng ra khỏi nguồn nước nhờ sử dụng vật liệu nanocacbon tích điện. Hầu hết nguồn nước thải từ các ngành xi mạ chứa hàm lượng kim loại nặng khá lớn như chì, sắt, nhôm, đồng nên rất ít công nghệ có thể khử hết hàm lượng này ra khỏi nước.
Với vật liệu nanocacbon hứa hẹn trở thành giải pháp lọc nước dưới tác dụng của lực phân tử. Và để tăng hiệu quả xử lý, các nhà khoa học bổ sung thêm nhiều phân tử như amoni để hình thành các liên kết hóa học mạnh hơn các kim loại. Qua nhiều thí nghiệm, nanocacbon tích điện cho khả năng hấp thụ ion kim loại vượt trội hơn so với các phương pháp thông thường khác.
2. Công nghệ nano sắt để XLNT kim loại nặng
Trong các ngành công nghiệp khai khoáng, nước thải trong các ngành khai thác và chế biến thường bị ô nhiễm bởi hàm lượng cặn lơ lửng và lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trước đây người ta thường ứng dụng công nghệ trung hòa bằng sữa vôi, lắng cặn hoặc kết hợp lọc để khử cặn nhưng kết quả xử lý kim loại nặng còn thấp.
Và công nghệ NanoVAST được nhóm nghiên cứu tại Việt Nam cho ra mắt có ứng dụng chế phẩm nano ứng dụng trong xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng lớn. Nhờ công nghệ này mà giảm được chi phí hóa chất sử dụng và chi phí vận hành hệ thống xlnt thấp hơn.
So với các hạt micro, nano sắt có tốc độ phản ứng lớn hơn diện tích bề mặt riêng và diện tích bề mặt hoạt động lớn hơn. Do đó, tồn tại dưới dạng lơ lửng, nano sắt dễ đi vào chất bị ô nhiễm, trầm tích và tầng ngậm nước. Với đặc tính là chất hữu cơ chứa clo, chất không độc hại như hydrocacbon, clo và nước mà các hạt nano có tác dụng khử tạp chất ô nhiễm đáng kể.
3. Ứng dụng xử lý ion đồng bằng công nghệ kết tủa – điện phân màng
Trong xử lý nước thải gia công cơ khí nói chung và nước thải kim loại nói riêng, các kim loại rất dễ bị kết tủa, thông qua điện phân mà các ion kim loại sẽ bị kết tủa. Các giai đoạn xử lý gồm:
- Quá trình kết tủa hóa học: Các ion đồng của nước thải trong môi trường trung tính hoặc kiềm sẽ kết tủa thành hợp chất hydroxit.
- Quá trình điện phân màng: Sau khi kết tủa thành Cu(OH) di chuyển vào buồng anot, còn buồng catot cho dung dịch ion đồng có dùng màng tách nên kim loại dễ bị tách ra. Cho nên chỉ cần đảm bảo nồng độ ion đồng, pH và nhiệt độ dung dịch và dòng điện thì kim loại mới được tách ra hoàn toàn.
4. Công nghệ hấp phụ để XLNT kim loại nặng
Ngoài các phương pháp xử lý nước thải thông thường như vật lý, hóa học và sinh học thì phương pháp hấp phụ cũng được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn. Và vật liệu hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên được ưu tiên lựa chọn sử dụng vì giá thành xử lý thấp, có khả năng phân tách nhiều kim loại nặng trong nước, có thể tái sử dụng vật liệu hấp phụ mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Các vật liệu hấp phụ thường dùng như vỏ trấu, xơ dừa, xỉ than, bã mía,…
Có 2 cách hấp phụ thường dùng gồm điều chế than bã mía và vật liệu composit. Trong đó, sử dụng composit có nguồn gốc từ chế phẩm nông nghiệp giúp nâng cao khả năng loại bỏ màu, kim loại vừa đem lại nguồn lợi kinh tế vì giải quyết lượng lớn chất thải rắn xả ra ngoài môi trường.
Trên đây là những chia sẻ về công nghệ liên quan đến quy trình xử lý nước thải xi mạ được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn lựa chọn phương án xử lý môi trường phù hợp nhất, liên hệ ngay theo Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!