Ở Việt Nam, vấn đề BVMT chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Điều này được Bộ luật Hình sự ở nước ta thể hiện rõ khái niệm về các nhóm tội phạm môi trường. Điểm chung của những nhóm tội phạm này đều xâm hại đến sự ổn định và bền vững của môi trường, hạn chế lĩnh vực quản lý và BVMT gây ra nhiều hậu quả xấu cho hệ sinh thái.
Thay đổi nào về tội phạm môi trường
Hiến pháp 2013 coi quyền sống con người phải được sống trong môi trường trong lành. Vì thế mà chính sách pháp luật BVMT có bước thay đổi tích cực. Còn luật BVMT 2014 cũng cụ thể hóa quyền lợi cá nhân và trách nhiệm quản lý của nhà nước liên quan đến vấn đề môi trường.
Nhiều chuyên gia đồng ý với việc xếp các hành vi gây nguy hiểm đến chất lượng môi trường thành 1 loại hình tội phạm hình sự. Quá trình luật hóa tội phạm ngày càng được quy định hợp lý, khoa học, chính xác và phù hợp với yêu cầu thực tế.
Hiện nay, Bộ luật Hình sự đang trong quá trình sửa đổi sẽ quy định lại các dấu hiệu gây ô nhiễm theo từng mức độ như nghiêm trọng – rất nghiêm trọng – đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ vào đó, các cơ quan quản lý sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật môi trường nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời như xử lý nước thải, xử lý khí thải hoặc môi trường đất.
Các loại hình tội phạm môi trường
Tội phạm môi trường được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội có quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực thực hiện theo cách cố ý hoặc vô ý có xâm hại đến các quan hệ xã hội liên quan đến vấn đề bảo vệ và giữ gìn môi trường sạch và đảm bảo sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Việc phân loại các nhóm tội phạm môi trường có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt đặc trưng của các hành vi cụ thể.
Nhóm tội phạm trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến môi trường
Dù gián tiếp hay trực tiếp, nhóm tội phạm này phá hủy môi trường, sức khỏe con người và gây thiệt hại về kinh tế:
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Không xây dựng kế hoạch quản lý CTNH đúng cách.
- Vận chuyển trái phép chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
- Làm lây lan dịch bệnh cho người.
- Có hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động, thực vật.
- Các hành vi không có biện pháp khắc phục sự cố môi trường.
Nhóm tội phạm tác động đến các quan hệ xã hội đến môi trường sinh thái và dân cư
Có thể vì mục đích kinh tế, nhóm tội phạm này làm giảm số lượng loài động vật quý hiếm đang trên bờ tuyệt chủng:
- Không bảo vệ động vật thuộc danh mục loài quý hiếm, tuyệt chủng.
- Không tham gia quản lý khu bảo tồn thiên nhiên.
- Hủy hoại rừng.
- Các hành vi khai thác và bảo vệ rừng trái phép.
- Hoạt động không tuân thủ quy định về an toàn vận hành công trình thủy lợi, hồ chứa, liên hồ chứa, đê điều và công trình phòng, chống thiên tai.
Nhóm tội phạm không sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Hủy hoại nguồn lợi thủy sản.
- Không thực hiện đúng với quy định nghiên cứu, thăm dò và khai thác tài nguyên.
- Sử dụng tài nguyên đất đai không hợp lý.
- Hoạt động bảo vệ bờ, bãi sông, các công trình về tài nguyên nước sai quy định.
Các trường hợp quy trách nhiệm hình sự cho đối tượng gây ô nhiễm
Đối với tội gây ô nhiễm không khí
- Áp dụng đối với người thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc bức xạ, phóng xạ.
- Mức phạt: từ 10 – 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng 3 năm.
Đối với tội gây ô nhiễm nguồn nước
- Áp dụng đối với người thải vào nguồn nước dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cùng nhiều yếu tố độc hại khác.
- Mức phạt: từ 10 – 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng 3 năm.
Đối với tội gây ô nhiễm đất
- Áp dụng đối với người chôn vùi hoặc thải vào đất chất độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- Mức phạt: từ 10 – 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng 3 năm.
congtyxulynuocthai.vn chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!