Khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải cần đảm bảo hiệu suất đáng tin cậy nhằm đáp ứng các nhu cầu thay đổi tải lượng nước thải. Các hệ thống với thiết kế modun sẽ giúp cho quá trình bảo trì đơn giản hơn, nâng cấp hiệu quả về chi phí.
Các quá trình phân tách lý – hóa tham gia tách chất rắn, dầu mỡ, kim loại. Trong bể phản ứng sinh học thì các chất hữu cơ loại bỏ khỏi nước thải, có thể xử lý thêm hoặc tái sử dụng thông qua bậc 3. Như vậy quy trình này sẽ được chia thành tiền xử lý xử lý nước thải, loại bỏ sinh học trong hệ thống và sau xử lý.
1. Cân nhắc sử dụng hóa chất trong hệ thống
Tiền xử lý nước thải là giai đoạn không thể thiếu tại nhiều HTXLNT, nơi mà các chất ô nhiễm bị loại bỏ khỏi nước thải bằng hóa chất. Nhiều hình thức lọc cũng được áp dụng để khử chất rắn lơ lửng nhưng phương pháp XLNT hóa học thích hợp hơn trong việc loại bỏ các ion, chất rắn hòa tan, chất lơ lửng. Các phản ứng tiếp xúc hóa học thường liên quan đến việc điều chỉnh pH, chất đông tụ, keo tụ – tạo bông.
1.1. Xử lý kim loại bằng cách điều chỉnh pH
Nhiều ion kim loại hoặc chất hòa tan để được tách khỏi nước cần phải tiến hành điều chỉnh nồng độ pH. Bằng cách này, các hydroxit hình thành để liên kết các hạt điện tích âm với điện tích dương với nhau. Nhờ vậy mà nhiều kim loại tạo thành dạng không hòa tan nên dễ dàng được lọc ra khỏi nước.
Việc sử dụng hóa chất phổ biến như magie hydroxit, vôi, xút giúp giữ cho nồng độ pH ở ngưỡng lý tưởng nhất và không làm ảnh hưởng đến các chức năng của các VSV trong nước.
1.2. Xử lý bằng chất đông tụ
Chất đông tụ thường sử dụng trong tiền xử lý nước thải công nghiệp để khử chất rắn lơ lửng. Chất đông tụ vô cơ tiết kiệm chi phí cũng như hình thành kết tủa sẽ hấp thụ nhiều tạp chất trong nước. Một số chất đông tụ vô cơ thường dùng như nhôm sunfat, nhôm clorua và sunfat sắt.
Còn chất đông tụ hữu cơ lại có ưu điểm liều lượng thấp, khối lượng bùn thải ra tương đối thấp và không làm ảnh hưởng đến pH của nước đã qua xử lý. Một số chất đông tụ hữu cơ như polyme, formaldehyde, tannin,…
1.3. Bằng chất keo tụ – tạo bông
Thường dùng đối với nước thải công nghiệp để loại bỏ chất ô nhiễm thông qua bông cặn. Nó còn tham gia làm mềm vôi, làm đặc bùn, khử nước chất rắn. Tùy thuộc vào điện tích, thành phần hóa học nước thải mà chất keo tụ dùng riêng lẻ hoặc kết hợp cùng nhiều chất đông tụ. Chất tạo bông khác với chất đông tụ ở chỗ thường là polyme, trong khi đó thì chất đông tụ chủ yếu là muối.
2. Quá trình lọc sinh học trong các hệ thống
Các phương pháp sinh học nhìn bề ngoài thì có vẻ đơn giản vì nó dựa vào quá trình phân hủy chất thải thông qua cơ chế tự nhiên. Nhưng thực tế thì đây là quá trình phức tạp, chưa được tìm hiểu chuyên sâu. Mục tiêu của nhiều hệ thống sinh học chủ yếu tạo ra hệ thống cho kết quả tốt.
Xử lý sinh học là giai đoạn thứ cấp để loại bỏ các chất còn lại sau quá trình xử lý sơ cấp. Khi thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn xử lý thứ cấp thì các hệ thống sinh học thường không đạt được khả năng loại bỏ nito và photpho.
Vì thế, nhiều nguồn thải cần phải áp dụng phương pháp tối ưu để giảm thiểu tối đa nồng độ chất dinh dưỡng đến mức an toàn. Đây thường là thách thức mà các hệ thống xử lý nước thải phải đối mặt nên phải thực hiện hiệu quả các bể kỵ khí/hiếu khí, tăng khả năng nitrat hóa cũng như cần tăng thể tích bể hiếu khí.
Loại hình xử lý sinh học được lựa chọn trong lĩnh vực XLNT, dù hiếu khí hay kỵ khí sẽ phụ thuộc vào các đặc tính nước thải, đảm bảo tuân thủ các quy định về chất lượng xả thải ra môi trường. Nhiều phương pháp sinh học được bổ sung nhiều giai đoạn xử lý bổ sung bằng clo, tia cực tím, lọc cacbon, thẩm thấu ngược hoặc siêu lọc.
Hãy liên hệ ngay Dịch vụ xử lý nước thải Hợp Nhất nếu Quý Khách hàng cần tư vấn thêm nhiều giải pháp xử lý môi trường qua Hotline: 0938.857.768
Tài liệu tham khảo (Reference material)
Trong bài viết này, chúng tôi có tham khảo nội dung và hình ảnh từ các nguồn tổng hợp trên Internet.