Thực trạng xử lý nước thải giết mổ gia súc

Thực trạng xử lý nước thải giết mổ gia súc khá phức tạp vì nguồn thải chứa nhiều thành phần ô nhiễm phức tạp. Phần lớn nước thải này chứa nhiều dầu mỡ, nồng độ chất hữu cơ cao, hàm lượng nito, photpho vượt quá quy chuẩn cho phép,…

Ô nhiễm bởi thực trạng xử lý nước thải gia súc không đạt

Quản lý và xây dựng các điểm giết mổ đạt chuẩn trong giai đoạn 2020 – 2025. Theo đó, các cơ sở phải có trạm xử lý nước thải giết mổ gia súc. Tuy nhiên toàn tỉnh Lào Cai hiện chỉ có 1 cơ sở giết mổ tập trung và có đến 481 điểm giết mổ nhỏ, lẻ hộ gia đình không thể kiểm soát hết.

Hầu hết những điểm giết mổ này thực hiện trên nền xi măng, dụng cụ giết mổ thô sơ, hệ thống xử lý nước còn tạm bợ hoàn toàn không đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm,… Có nhiều trường hợp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải từ hầm biogas nhưng chất lượng nước sau xử lý vẫn chưa được cải thiện.

Còn trường hợp một hộ gia đình ở phường Bình Chiểu, TX Thuận An, tỉnh Bình Dương hoạt động giết mổ nhưng lại để nước thải chảy tràn ra ngoài môi trường. Cơ sở này ảnh hưởng nhiều đến thói quen hoạt của khu dân cư, cơ sở sản xuất còn tạm bợ, nhếch nhác, bốc mùi hôi thối.

xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải giết mổ gia súc

Cách xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà ở đây chưa đúng cách và chưa tuân thủ các quy định về BVMT. Nước thải chảy trực tiếp ra suối còn lẫn phân, ruột, máu của gia súc gia cầm hòa lẫn vào dòng nước làm mất vệ sinh, bẩn gây mùi hôi khó chịu. Mặc dù cơ sở này có xây dựng các bể xử lý nước thải, tuy nhiên, vì khối lượng nước quá nhiều do bể chứa đầy nên không thể vào khu vực xử lý nước thải.

Các phương pháp xử lý nước thải giết mổ gia súc

Phương pháp cơ học

  • Tại hố thu gom, nước thải được loại bỏ chất không hòa tan nhằm giữ lại cặn bẩn có kích thước lớn, giấy, cỏ, rác,..
  • Tiếp theo bể lắng có nhiệm vụ lắng chất rắn lơ lửng, còn những chất nhẹ hơn sẽ nổi lên trên mặt nước.
  • Bể tách dầu mỡ có nhiệm vụ thu gom, tách và xử lý lượng dầu nổi lên trên mặt nước. Lượng dầu này được thu gom và đem đi xử lý định kỳ.
  • Bể điều hòa thực hiện hòa trộn nước thải trong bể để ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn tránh xảy ra mùi hôi. Bể này có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào.

Phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải giết mổ

Một số cách xử lý hóa lý thường dùng như xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ, đông tụ, tuyển nổi, trao đổi ion, thẩm thấu ngược, siêu lọc,…

Phương pháp keo tụ – đông tụ

Mặc dù được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng nước thải vẫn còn tồn tại nhiều hạt rắn huyền phù. Vì thế trước khi xử lý cần tăng kích thước các hạt rắn này để tăng vận tốc lắng của chúng. Theo đó, việc khử hạt keo rắn bằng lắng trọng lực cần trung hòa điện tích (đông tụ) và hình thành bông cặn có kích thước lớn (keo tụ).

  • Một số chất đông tụ thường dùng như muối nhôm hoặc muối sắt. Quá trình đông tụ phụ thuộc vào tính chất hóa lý, giá thành, nồng độ tạp chất và pH. Các muối nhôm như Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al(OH)2Cl, NH4Al(SO4)2.12H2O.
  • Còn quá trình keo tụ là sự tương tác các phân tử hạt keo bị hấp phụ trên các hạt lơ lửng. Các chất keo tụ cho phép giảm chất đông tụ, giảm thời gian đông tụ và tăng vận tốc lắng đáng kể. Một số chất keo tụ thường dùng như tinh bột, ete, xenlulozo, dectrin, dioxyt sillic hoạt tính.

Phương pháp tuyển nổi

Đây là cách tách chất dạng rắn hoặc lỏng phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng và làm đặc bùn sinh học. Để quá trình này đạt hiệu quả cao cần sục các bọt khí nổi lên trên mặt nước. Ưu điểm chính của phương pháp này khử được hạt chất nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn.

Phương pháp sinh học trong xử lý nước thải giết mổ

Xử lý nước thải sinh học gồm xử lý hiếu khí và kỵ khí. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và chất ô nhiễm trong nguồn nước làm nguồn dinh dưỡng hoặc biến chất hữu cơ cao phân tử thành hợp chất mới đơn giản hơn. Vì thế mà vsv dễ dàng sinh trưởng và tăng sinh khối mới hơn.

Các bước xử lý nước thải giết mổ gia súc bằng phương pháp sinh học:

  • Chuyển các hợp chất có nguồn gốc cacbon vào thành tế bào vi sinh vật.
  • Kích thích hình thành bông cặn chứa vsv và chất keo vô cơ.
  • Quá trình lắng loại bỏ những bông cặn ra khỏi nước.
  • Nước chảy qua máng răng cưa đi vào bể trung gian chứa nước.
  • Bể khử trùng tiếp tục xử lý nước thải bằng cách sử dụng hóa chất tiêu diệt hết vi khuẩn gây hại như E.coli, Coliform,…

Ngay khi bạn cần tư vấn các vấn đề liên quan đến môi trường, hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938 857 768 để được tư vấn chi tiết nhất nhé!