Xử lý nước thải bằng bể lắng cung cấp mức độ lọc/tách chất rắn lơ lửng. Trong các hệ thống thì vị trí và mục tiêu của nó cũng khác nhau. Như bể lắng sơ cấp chịu trách nhiệm loại bỏ chất rắn, cát, bùn dầu mỡ hoặc những vật thể lớn. Mặc khác, bể lắng thứ cấp tiếp nhận nước thải và khử bông bùn lơ lửng hình thành trước đó. Cùng Công ty xử lý nước thải tìm hiều về vận hành bể lắng xử lý nước thải.
1. Vai trò của bể lắng nước thải
Kích thước của bể tùy thuộc vào lưu lượng, tính chất và từng loại nước thải. Bể phải đảm bảo đủ thời gian lưu để chất rắn lắng xuống. Khi xử lý nước thải dầu mỡ, những váng mỡ có thể bám trên bề mặt và được vớt ra ngoài. Phần bùn lắng dưới đáy được thu gom từ dòng chảy để bơm ra ngoài.
Các quy trình xử lý sinh học chủ yếu dựa vào khả năng VSV phân hủy chất hữu cơ hòa tan trong nước. Hầu hết giai đoạn chính là xử lý hiếu khí với CO2, H2O là sản phẩm phụ sau cùng.
Nước thải bị oxy hóa sinh hóa trong bể sục khí với bể phản ứng sinh học tăng trưởng gắn liền. Hệ thống này có những ưu điểm như không cần kỹ năng vận hành lớn, dễ bảo trì, ít bị ảnh hưởng từ các điều kiện như sốc tải mất điện, yêu cầu năng lượng thấp, không bị tắc nghẽn.
Sau quá trình này thì nước thải đưa đến bể lắng thứ cấp để tách chất rắn – lỏng. Các chất dinh dưỡng bổ sung như nito và photpho được sử dụng để duy trì tỷ lệ BOD/N/P mong muốn khi xử lý sinh hóa.
Bùn từ bể lắng sơ cấp và thứ cấp được làm đặc, bùn khử nước đưa vào máy ép, máy lọc ly tâm sẽ tuần hoàn trở lại giai đoạn xử lý sinh hóa đầu tiên.
2. Yêu cầu thiết kế – vận hành bể lắng xử lý nước thải
Việc tối ưu hóa việc loại bỏ chất hữu cơ làm tăng sản xuất khí trong thiết bị phân hủy kỵ khí nhưng việc loại bỏ quá mức làm mất nito sinh học của cacbon. Nó cho phép tối ưu việc tạo ra năng lượng bằng cách khử COD trong bể lắng sơ cấp càng nhiều càng tốt mà không làm giảm nito sinh học.
2.1. Vì sao cần thiết kế?
Lắng vẫn là quá trình cơ bản nhất của quá trình lọc nước thải được sử dụng phổ biến. Nó mang lại những lợi ích như cần ít hóa chất, giúp các giai đoạn xử lý phía sau trở nên dễ dàng hơn, chi phí thấp hơn so với phương pháp khác và có ít sự thay đổi về chất lượng nước sau xử lý.
Việc thiết kế và vận hành bể lắng rất quan trọng vì nó cho phép chất rắn đi vào hệ thống ở ngưỡng tối thiểu bằng cách duy trì hệ thống và làm ổn định dòng chảy để khử chất rắn. Điều này được thực hiện qua việc giảm vận tốc dòng chảy ở khoảng thời gian dài cho phép chất rắn lắng xuống dưới tác dụng của trọng lực.
Các vấn đề như dòng chảy dâng, cùng các sự vấn đề về chất thải quá lớn làm giảm hiệu quả lắng. Để khắc phục hiện tượng này, chủ đầu tư phải tăng gấp đôi diện tích để cân bằng sự phân phối dòng chảy.
Hoặc các thiết kế đầu vào – đầu ra kém có thể tạo ra các đặc tính dòng chảy lắng kém hơn. Vì thế, người ta thường thiết kế bể lắng với hình chữ nhật vì nó ổn định hơn về mặt thủy lực, dễ kiểm soát hơn.
2.2. Hiệu quả xử lý
Hiệu quả lắng không phụ thuộc vào độ sâu mà diện tích bề mặt trở thành yếu tố chính liên quan đến tốc độ lắng. Tất cả bể lắng dòng liên tục được chia thành 4 khu vực chính là vùng đầu vào, vùng lắng, vùng bùn và vùng đầu ra.
Trong nhiều trường hợp, người ta bổ sung thêm hóa chất keo tụ – tạo bông để tăng khối lượng các hạt và tăng khả năng lắng của chúng hơn. Cuối cùng thì bạn cần xem xét đến một số yếu tố khác như tải lượng BOD5, tốc độ dòng chảy, thể tích lắng, quá trình khử nito,… sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán thiết kế bể lắng.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn cao nhất!