Làm sao để thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn? Quy trình thiết kế và các yếu tố cần lưu ý khi thiết kế, tính toán từng bể của hệ thống? Mỗi một hệ thống sẽ có những cơ chế hoạt động, hóa chất, công trình xử lý và tiêu chí thiết kế cũng khác nhau. Cùng tham khảo nội dung dưới đây.
1. Yếu tố cần lưu ý khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải, đơn vị thiết kế phải tính toán và căn cứ vào nhiều yếu tố như:
- Ngành nghề phát sinh nước thải;
- Đặc điểm, tính chất, thành phần ô nhiễm của nước thải;
- Lưu lượng nước thải;
- Công nghệ xử lý phù hợp với tính chất nước thải;
- Diên tích của hệ thống;
- Yêu cầu chất lượng nước đầu ra;
- Đặc điểm của địa hình, dự án;
- Đặc điểm của nguồn tiếp nhận nước thải
- Tổng chi phí đầu tư.
Nước thải ô nhiễm bao gồm nước và các tạp chất khác nhau, khi mức độ ô nhiễm càng cao thì đòi hỏi thiết kế hệ thống xử lý nước thải càng phức tạp hơn. Nước thải ô nhiễm được chia thành các loại cơ bản dưới đây: Chất hữu cơ/vô cơ, chất rắn lơ lửng tan/không tan, chất dinh dưỡng (N, P), kim loại nặng, dầu mỡ, chất độc hại, muối/Axit
Mỗi phương pháp sẽ được áp dụng cách thức xử lý nước thải bằng công nghệ và thiết bị xử lý tương ứng. Có rất nhiều công trình đơn vị (bể xử lý) trong một hệ thống xử lý nước thải, mỗi bể lai rất đa dạng về vai trò, chức năng. Chẳng hạn đối với bể lắng sẽ có bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng lamen, bể lắng ly tâm, bể lọc có bể lọc sinh học, bể lọc bằng than hoạt tính, bể lọc bằng màng,…
Tuy nhiên, hệ thống xử lý nước thải (XLNT) là khác nhau đối với mỗi dự án, vì vậy, người thiết kế có kiến thức chuyên môn cao để linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với tính chất nước thải. Chẳng hạn như có những hệ thống xử lý bắt buộc phải có bể tách mỡ (nước thải thủy sản, thực phẩm,…), có hệ thống cần phải có tháp khủ mùi (nước thải thủy sản, chăn nuôi), có hệ thống yêu cầu phải có tháp giải nhiệt (nước thải dệt nhuộm), v.v…
2. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cần đảm bảo yếu tố nào?
Hệ thống XLNT khi đi vào hoạt động cần đảm bảo các yếu tố như:
2.1. Về kỹ thuật
- Đảm bảo các công trình được tính toán chi tiết và tỉ mỉ;
- Hiệu suất xử lý nước đạt chuẩn kỹ thuật;
- Hệ thống vận hành tốt;
- Hệ thống và thiết bị có độ bền cao;
- Thời gian xây dựng hệ thống nhanh chóng.
2.2. Về môi trường
- Có thể tái sử dụng nguồn thải sau xử lý;
- Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu và năng lượng cao;
- Mức độ xử lý bùn và nước thải tốt;
- Hạn chế những rủi ro trong quá trình vận hành ảnh hưởng đến môi trường;
- Phải đảm bảo nguồn nhân lực quản lý và vận hành HTXLNT.
2.3. Chi phí đầu tư
- Chi phí xây dựng và lắp đặt: Chi phí xử lý nước thải sinh hoạt hay công nghiệp phụ thuộc vào chi phí nguyên vật liệu xây dựng, nhân công, chi phí vận chuyển, chi phí thiết bị – máy móc.
- Chi phí vận hành, bảo trì – bảo dưỡng: Gồm chi phí bảo trì hệ thống, thiết bị, cải tạo hệ thống, thay thế máy móc. Ngoài ra còn có chi phí điện, nước, hóa chất.
3. Quy trình thiết kế hệ thống XLNT
Quy trình thiết kế hệ thống xử lý nước thải thường được thực hiện như sau:
- Tiếp nhận, thu thập thông tin: Đơn vị thiết kế nhận thông tin của khách hàng về nhu cầu thiết kế hệ thống và thu thập các thông tin về vị trí dự án, loại nước thải, quy mô, công suất xả thải, tiêu chuẩn chất lượng nước đầu ra,….
- Khảo sát thực tế: Tiếp theo, đơn vị thiết kế sẽ bố trí nhân sự chuyên môn xuống trực tiếp dự án để khảo sát thực tế: Địa hình, đặc điểm, diện tích, quy mô.
- Tính toán, thiết kế: Sau khi đã có được các thông tin cần thiết, bộ phận thiết kế sẽ lên bản vẽ.
- Gửi bản vẽ cho chủ đầu tư xem: Sau khi đã hoàn thành bản vẽ, đơn vị thiết kế sẽ gửi chủ đầu tư xem, có thể chỉnh sửa theo yêu cầu của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư đồng ý thì triển khai xây dựng như thiết kế.
4. Quy trình xử lý nước thải
Giai đoạn tiền xử lý
- Nước thải sẽ được xử lý bằng cách tập trung thành một nguồn duy nhất tại hố thu. Nước thải được tách bỏ cặn, rác thải, chất rắn có kích thước lớn. Nhờ giai đoạn này mà các thiết bị và các công trình xử lý phía sau diễn ra thuận lợi và hiệu quả xử lý cũng cao hơn.
Giai đoạn xử lý cấp 1
- Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt gồm các bước xử lý chủ yếu như bể lắng, bể trung hòa, bể dầu mỡ,…
Giai đoạn xử lý cấp 2
- Là giai đoạn xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học và không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống xử lý nào. Xử lý cấp 2 đòi hỏi sự sinh trưởng và phát triển của VSV bằng cách phân hủy mạnh mẽ chất hữu cơ và chất dinh dưỡng để tổng hợp thành tế bào mới và tăng sinh khối.
- Xử lý cấp 2 giảm đáng kể lượng chất rắn hòa tan trong nước. Lúc này, vi khuẩn và VSV tiêu thụ trực tiếp các chất ô nhiễm và liên kết các phân tử không hòa tan dưới dạng kết tủa dễ lắng.
Giai đoạn xử lý cấp 3
- Đây là giai đoạn hoàn thiện và khâu xử lý cuối cùng trước khi đưa nước thải ra nguồn tiếp nhận. Đặc biệt, bể khử trùng đóng vai trò quan trọng nhờ việc loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh nguy hiểm còn sót lại trong nước và đảm bảo nguồn nước này đảm bảo đạt chỉ tiêu trước khi thải ra môi trường.
Nếu Anh/Chị đang có nhu cầu thiết kế hệ thống XLNT, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0938.857.768 – 0938. 089. 368 để được tư vấn phương án hợp lý.