Khi thiết kế hệ thống XLNT nó sẽ hoạt động theo quy trình được thiết lập sẵn nhưng rất khó tránh khỏi những sự cố, hư hỏng trong quá trình vận hành. Để giải quyết những vấn đề này, bạn cần xác định nguyên nhân, xem xét biện pháp khắc phục và khả năng ứng dụng những giải pháp xử lý có hiệu quả hay không. Nội dung dưới đây mô tả một số sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải.
1. Sự cố ở các bể xử lý
Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, mỗi bể xử lý đảm nhiệt một vai trò riêng và có thể gặp các sự cố như:
1.1. Bể sinh học
- Trong bể sinh học xuất hiện lớp bọt màu trắng: Do tỷ lệ MLSS quá thấp, hoặc do nồng độ chất hoạt động bề mặt không thể tự phân hủy sinh học.
- Phần bùn trong bể hiếu khí chuyển sang màu đen: Do quá trình thông khí không đủ hình thành vùng chết và bùn bị nhiễm khuẩn.
- Nồng độ pH trong bể sinh học thấp: Do nước thải có tính axit.
- Bùn không kết dính: Vì các bông bùn có sự phân chia, không đủ thức ăn cung cấp cho VSV. Bùn phát triển phân tán do VSV không tạo bông mà chúng phát triển riêng lẻ thành cụm nhỏ.
- Khi nồng độ chất rắn tăng sẽ xuất hiện bọt sẫm màu nổi lên trên bể sục khí.
1.2. Bể lắng
- Bể lắng thứ cấp xuất hiện bùn nổi: Do VSV dạng sợi phát triển quá mức, các quá trình denitrat hóa và bóng khí nito kéo bùn nổi lên trên hoặc do thời gian lưu bùn trong bể lắng quá lâu khiến nó bị mất hoạt tính.
- Bùn trong bể lắng bị tràn: Do tốc độ bơm bùn hồi lưu không đủ, lưu lượng nước thải tăng cao.
1.3. Bể keo tụ tạo bông
Các bông cặn không hình thành hoặc bông cặn nhỏ khó lắng do lượng hóa chất cung cấp chưa hợp lý. Nếu gặp phải tình trạng này, chúng ta nên kiểm tra lưu lượng và nồng độ của hóa chất hoặc kiểm tra khả năng hoạt động của bơm định lượng. Ngoài ra, khi pha hóa chất cần tuân thủ những yêu cầu về liều lượng, nồng độ của hóa chất.
1.4. Bể lắng hóa lý
Bùn nổi trên mặt bể lắng: Do các bông bùn quá nhỏ nên không thể lắng. Trường hợp này chúng ta cần kiểm tra lại các phản ứng xảy ra trong bể phản ứng và điều chỉnh nồng độ, lưu lượng của hóa chất, có thể thực hiện các thí nghiệm phản ứng jartet để tìm ra nồng độ và lưu lượng hóa chất tối ưu.
1.5. Bể khử trùng
Nước bị đục: Có thể do hệ thống đang bị quá tải hoặc khả năng xử lý của các giai đoạn trước đó chưa hiệu quả. Trường hợp này người vận hành cần kiểm tra lại lưu lượng nước đầu vào và kiểm tra loại hiệu quả xử lý của từng hạng mục.
2. Sự cố máy móc, thiết bị
Ngoài sự cố ở các bể xử lý, trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải còn có thể gặp các sự cố khác như:
2.1. Sự cố đường ống
- Rò rỉ đường ống của hệ thống sục khí, bộ khuếch tán bị hư hỏng, không khí thoát ra ngoài làm cản trở quá trình vận chuyển oxy.
- Việc rò rỉ trong đường ống sục khí có thể được khắc phục bằng cách siết chặt van, bu lông hoặc miếng đệm.
- Nếu việc truyền và cung cấp oxy không đủ trong bể sinh học cần thêm hoặc thay thế bộ khuếch tán hoặc thiết bị sục khí cơ học hiệu quả hơn.
2.2. Sự cố tủ điện
Tủ điện điều khiển bị quá tải là một trong những sự cố tủ điện thường gặp. Nguyên nhân là có quá nhiều thiết bị có công suất lớn được kết nối vào tủ cùng một lúc. Để khắc phục, chúng ta cần xác định dòng điện tối đa của tủ điện và lắp thêm tủ điện để có khả năng kết nối với thiết bị có công suất tương ứng.
Bên cạnh đó, các sự cố tủ điện khác thường gặp nữa là sự cố MCB bị nhảy, MCB bị chập cháy,…hoặc sựu cố cuộn coil điện từ bị cháy do nguồn cấp điện không ổn định hoặc do đấu mạch điện sai. Cách khắc phục là kiểm tra lại nguồn điện, nếu nguồn điện không ổn định thì cần lắp thêm bộ ổn áp để ổn định nguồn điện và kiểm tra lại sơ đồ lắp mạch điện để đảm bảo điện đã được lắp đúng.
2.3. Sự cố máy bơm
Máy bơm phát tiếng ồn lớn: Nguyên nhân là máy bơm bị khô mỡ do hoạt động lâu ngày, chúng ta có thể xử lý bằng cách kiểm tra và bôi trơn nhớt.
Máy bơm không lên nước: Có thể là do nước cấp cho máy bơm không đủ hoặc ống dẫn nước bị hư nên không hút được nước. Cách khắc phục là kiểm tra lại mực nước trong bể và ống dẫn, sửa chữa, thay thế ống dẫn nước mới.
Máy bơm tiêu thụ điện năng quá nhiều: Nguyên nhân có thể là do bánh xe công tác bị mòn hoặc trong nước thải có nhiều vật rắn vượt mức hoạt động của máy khiến máy hoạt động khó khăn và tiêu thụ nhiều điện năng hơn.
2.4. Các sự cố khác
- Hư hỏng thiết bị đo mực nước;
- Đường ống dẫn khí, dẫn hóa chất bị rò rỉ;
- Song chắn rác có mùi hôi;
- Motor khuấy hóa chất bị hư;
- Các sự cố khác.
Trên đây là một số sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải, dựa vào tình trạng và nguyên nhân gây ra sự cố mà công tác khắc phục sẽ được thực hiện khác nhau.
Vận hành hệ thống xử lý nước thải đúng cách là công việc rất quan trong, nhằm giúp hệ thống hoạt động ổn định, nước đầu ra đạt chuẩn. Song song đó, chủ đầu tư cũng nên chú ý công tác bảo trì, bảo dưỡng hệ thống định kỳ để đảm bảo máy móc, thiết bị luôn tỏng trạng thái hoạt động tốt nhất.
3. Vận hành hệ thống xlnt chuyên nghiệp, hiệu quả
XLNT ngày càng đóng vai trò quan trọng, các công trình xử lý được thiết kế và vận hành phù hợp với từng giai đoạn xử lý khác nhau. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có thể tự mình tạo ra hệ thống hoàn chỉnh nếu không am hiểu các kiến thức về lĩnh vực này.
Để vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, tiết kiệm chi phí, bạn hãy tìm nhà thầu chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm. Tại khu vực phía Nam, Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất là nhà thầu đã có hơn 10 năm trong lĩnh vực này, hiện tại Hợp Nhất đang vận hành hơn 40 hệ thống ở khắp các quận huyện tại TP. HCM và các tỉnh thành lân cận. Đội ngũ kỹ thuật vận hành của Hợp Nhất được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên sâu trong ngành và kinh nghiệm vững vàng nên giúp Quý Doanh nghiệp vận hành hệ thống một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Nếu bạn cần hỗ trợ bất kỳ điều gì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 hoặc để lại thông tin, nhu cầu cần giải đáp, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn trực tiếp.