Hoạt động xả thải của nước thải y tế phục vụ cho quá trình khám và chữa bệnh thường chưa xử lý sơ bộ trước khi thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước tự nhiên. Nhiều thành phần độc hại chứa hóa chất nguy hiểm có thể gây đột biến gen, ung thư hoặc gây ức chế sự sống của hệ sinh thái. Vì thế, cần có quy trình xử lý nước thải y tế để giảm nồng độ chất ô nhiễm không vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
1. Đặc điểm của nước thải y tế
- Nước thải y tế thường phát sinh từ phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm với các hoạt động như pha chế, tẩy khuẩn, rửa thiết bị, thí nghiệm, xét nghiệm nên nước thải này chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, hóa chất, dung môi,…
- Nước thải từ sinh hoạt của công nhân viên, bệnh nhân, người thân người bệnh chứa nhiều chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng
- Ngoài ra nước thải này thường chứa nhiều vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh gây bệnh như E. Coli, ký sinh trùng, nấm, ký sinh trùng,…
2. Quy trình xử lý nước thải y tế
2.1. Bể tự hoại
- Nước thải phát sinh từ quá trình khám, chữa bệnh dẫn về bể tự hoại để thành một nguồn. Để tránh gây hư hỏng đường ống cũng như ngăn chặn quá trình tắc nghẽn đường ống ảnh hưởng đến quá trình xử lý của các công trình phía sau.
2.2. Bể thiếu khí Anoxic
- Tiếp theo quy trình xử lý nước thải y tế xảy ra tại bể sinh học thiếu khí (Anoxic). Các phản ứng nitrat hóa và photphorit đồng thời diễn ra, ngoài ra bể này còn trang bị thêm máy khuấy trộn có nhiệm vụ xáo trộn nguồn nước liên tục với tốc độ ổn định.
- Nhờ vậy mà môi trường thiếu khí diễn ra, vi sinh vật thiếu khí bắt đầu sinh trưởng và phát triển nhờ các đệm sinh học. Đặc biệt hệ thống hồi lưu bùn vi sinh quay ngược trở lại bể Anoxic nhằm duy trì mật độ vi sinh.
- Bể Anoxic có chức năng xử lý nito và photpho bằng các quá trình như lên men, cắt mạch, khử nitrat thành nito.
2.3. Bể lọc màng MBR
- Tại đây diễn ra quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp lọc màng MBR bao gồm 2 quá trình xử lý sinh học và lý học. MBR có cấu tạo từ nhiêu sợi rỗng liên kết với nhau hình thành nên màng lọc với nhiều lỗ lọc vô cùng nhỏ. Kích thước lỗ màng từ 0,01 – 0,2 micromet. Trong đó, bể MBR có đặc tính như bể sinh học hiếu khí.
- Nhờ lớp màng này mà VSV, chất hữu cơ, vô cơ, bùn hoặc vi sinh vật được giữ lại hoàn toàn trên bề mặt vật liệu. Phần nước trong được bơm hút ra ngoài môi trường. Không kí được cung cấp liên tục nhờ hệ thống phân phối khí đặt ở đáy bể nhằm đảm bảo nguồn oxy hòa tan trong nước thải tăng.
- Nhờ thế mà VSV hiếu khí có thể phát triển và tận dụng nguồn khí phân hủy hàm lượng lớn chất ô nhiễm và sản sinh ra CO2 và H2O. Đồng thời nitơ, lơ lửng được VSV hiếu khí chuyển thành NO3-, (SO4)2- và khử nitrate, khử sunfate. Đặc biệt màng MBR có thể thực hiện song song 2 quá trình gồm lọc và rửa màng.
2.4. Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải MBR:
- Tăng hiệu quả xử lý sinh học từ 20 – 30%
- Tiết kiệm diện tích xây dựng
- Hệ thống nhanh gọn, dễ vận hành
- Tiết giảm được nhiều công nghệ
3. Những yêu cầu cơ bản về hệ thống xử lý nước thải y tế
3.1. Về kinh tế
- Tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng hợp lý
- Tiết kiệm chi phí vận hành
- Tiết kiệm chi phí bảo trì – bảo dưỡng hệ thống
- Tiết kiệm chi phí đầu tư trang thiết bị – máy móc
3.2. Về thẩm mỹ
- Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo thẩm mỹ cảnh quan, không cản trở khu vực đi lại.
- Hệ thống cần đảm bảo nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích.
3.3. Về xây dựng
- Phải đảm bảo các kỹ thuật và tiến độ thi công
- Không làm ảnh hưởng đến các hoạt động của công ty
- Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo về tính chịu lực
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa khoa. Nếu bạn muốn tìm hiểu quy trình xử lý nước thải y tế, phù hợp với nguồn vốn đầu tư, khả năng xử lý hiệu quả và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Hợp Nhất cam kết sẽ mang đến dịch vụ tư vấn môi trường không chỉ uy tín mà còn đảm bảo chất lượng với đầy đủ giải pháp môi trường tốt nhất trên thị trường.
Quý Doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào về xử lý nước thải, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0938.857.768 – 0938.089.368 để được tư vấn miễn phí!