Hoạt động và tạo được niềm tin trong lòng khách hàng với 12 năm, công ty xử lý nước thải Hợp Nhất luôn hướng đến cung cấp các giải pháp bảo vệ môi trường mang tính đột phá cao và tạo được đặc trưng trong quy trình xử lý nước thải. Dịch vụ tư vấn môi trường của chúng tôi nổi trội với quy trình xử lý nước thải chặt chẽ, kết cấu hệ thống được thi công và thiết kế bền vững theo thời gian. Dưới đây là quy trình xử lý nước thải cơ bản cho một hệ thống, mời các bạn có thể tham khảo.
1. Quy trình xử lý nước thải sơ cấp
Quy trình xử lý
1.1. Song chắn rác
Đây là công trình cơ bản và hầu như không thể thiếu trong HTXLNT, các tạp chất như giấy, túi nilon, vỏ cây, bao bì,… được loại bỏ giúp máy bơm và các công trình phía sau diễn ra thuận lợi hơn. Với mục đích xử lý nước thải sinh hoạt hay xử lý nước thải công nghiệp đạt chất lượng và hiệu quả cao, người ta thường được ứng dụng song chắn rác hoặc rổ lọc, lưới lọc có tiết diện lớn.
1.2. Bể lắng cát
Những hạt cặn lớn không được song chắn rác loại bỏ những chất rắn vô cơ, đặc biệt là bùn cát. Nhờ trọng lực, cát có tỷ trọng lớn hơn nước nên chúng dễ dàng lắng xuống đáy bể. Bể lắng cát được tính toán sao cho các phân tử nhỏ không thể tự lắng và các tạp chất vô cơ có kích thước lớn được giữ lại trong bể.
1.3. Bể tuyển nổi
So với bể lắng thì bể tuyển nổi mang ưu điểm vượt trội hơn nhờ việc khử hoàn toàn các hạt cát nhẹ, dễ lắng trong thời gian ngắn. Quá trình này có sự tham gia của quá trình sục khí liên tục. Quá trình hình thành các bọt khí kéo theo kết dính các hạt chất rắn với nhau và sau đó chúng sẽ trực tiếp được loại bỏ ra ngoài môi trường bằng các thiết bị vớt bọt chuyên dụng.
1.4. Bể lắng 1
Bể lắng là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất để tách các chất bẩn không hòa tan ra khỏi nguồn nước. Lượng chất rắn không hòa tan như cát được giữ lại tại bể lắng cát, chất hữu cơ không hoàn tan được giữ lại tại bể lắng 1. Chất hữu cơ không hòa tan được hình thành trong quá trình xử lý sinh học sẽ lắng tại bể lắng 2.
2. Xử lý sinh học trường môi trường kỵ khí
Trong điều kiện không được cung cấp oxy, VSV hiếu khí sinh trưởng và phát triển nhờ phân hủy và hấp thu các chất hữu cơ làm thức ăn. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này gồm khí CH4 và CO2. Các giai đoạn xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí diễn ra như sau:
- Giai đoạn 1: Thủy phân chất hữu cơ
- Giai đoạn 2: Axit axetit
- Giai đoạn 3: Metan hóa
3. Xử lý phân hủy bằng Ozone
Các công trình xử lý phía trên không thể xử lý hoàn toàn nguồn nước thải chứa nhiều chất khó phân hủy như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Lúc này, vi sinh vật không thể phân hủy hoàn toàn lượng chất độc hại này nên việc sử dụng phương pháp oxy hóa nâng cao bằng Ozone chính là giải pháp tối ưu nhất.
Với những hạn chế của các công trình xử lý nước thải như tốn diện tích xây dựng, quy trình vận hành phức tạp, chi phí đầu tư cao,… thì phương pháp xử lý nước thải bằng Ozone ngày càng nhận được sự tin cậy từ nhiều đơn vị xử lý nước thải. Với đặc trưng là chất oxy hóa mạnh, Ozone tác dụng với CHC tan trong nước theo 2 con đường cơ bản dưới đây:
- Con đường 1: Ozone phản ứng trực tiếp với chất tan
- Con đường 2: Ozone phản ứng với chất tan theo cơ chế gốc
4. Xử lý bằng tuyển nổi thứ cấp và lắng thứ cấp
Gia đoạn xử lý tại 2 công trình này sẽ tiếp nhận nguồn nước và tiến hành xử lý với các tiêu chuẩn môi trường chưa được xử lý triệt để mà các công trình xử lý phía trước vẫn chưa xử lý đạt chuẩn.
4.1. Xử lý bùn thải
Bùn thải là sản phẩm cuối cùng và phát sinh chủ yếu tại bể lắng 1, bể phân hủy sinh học và bể lắng II. Lượng bùn này được xử lý định kỳ nhờ máy bơm hút. Theo đó một phần bùn được dẫn về bể xử lý sinh học nhằm duy trì mật độ VSV và phần còn lại được đưa ra ngoài môi trường nhằm kịp xử lý để tránh ảnh hưởng đến môi trường đất.
Bùn được tái sử dụng sẽ phân thành 3 loại cơ bản gồm bùn vô cơ, bùn hữu cơ và bùn hữu cơ sạch. Bùn vô cơ được sử dụng làm vật liệu xây dựng. Bùn hữu cơ được tách riêng phần kim loại nặng. Bùn hữu cơ sạch có thể thải ra môi trường làm phân bón trực tiếp cho cây trồng.
4.2. Phương pháp trong quy trình xử lý nước thải hiệu quả
Để tạo được hiệu quả xử lý nước thải, người ta thường áp dụng các phương pháp xử lý sau:
- Phương pháp cơ học: lắng cặn, gạt nổi, lọc,… thường ứng dụng xử lý chất ô nhiễm không tan hoặc các chất có kích thước lớn
- Phương pháp hóa lý: có sử dụng hóa chất trong tạo bông kết tủa, hấp thụ, trao đổi ion, trung hòa,… cách này thường ứng dụng để xử lý nước thải nhà máy hóa chất
- Phương pháp sinh học: phương pháp này thường dựa vào cơ chế hoạt động của VSV hiếu khí – thiếu khí, tảo, rong rêu, nấm. Cách này đơn giản, dễ thực hiện và thường áp dụng đối với nguồn nước chứa nhiều chất hữu cơ. Ưu điểm nổi trội của phương pháp này là phân hủy chất hữu cơ thành nước sạch trong thời gian nhanh chóng và hiệu quả cao.
- (Hình: Công ty môi trường Hợp Nhất)
Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn môi trường uy tín nhất trên thị trường hiện nay, Hợp Nhất mong muốn sẽ phát triển và đồng hành cùng Quý khách hàng trong tương lai. Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp đến quý khách hàng những giải pháp môi trường chất lượng và tốt nhất hiện nay.
Nếu có nhu cầu về xử lý nước thải, bạn hãy liên hệ trực tiếp theo Hotline 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí nhé!