Quy trình hóa lý xử lý nước thải ô nhiễm

Xử lý hóa lý liên quan đến quá trình làm sạch hóa học và vật lý để đạt được các tiêu chuẩn nước khác nhau. Nhiều kỹ thuật đã được ứng dụng như lắng cặn, kết tủa, tạo bông, oxy hóa khử, hấp phụ, bay hơi,… mang lại hiệu quả xử lý cao.

Điều kiện cần có khi XLNT hóa lý

Xử lý nước thải sinh học thường được ưu tiên hơn vì có nhiều ưu điểm vượt trội. Thế nhưng các quy trình hóa lý vẫn có ý nghĩa và vai trò quan trọng hơn.

  • Ít gây ra ô nhiễm thứ cấp
  • Dễ dàng mở rộng khi được yêu cầu, trong khi đó việc mở rộng hệ thống sinh học thường phức tạp hơn
  • Diễn ra nhanh hơn

Các nhược điểm của hóa lý liên quan đến chi phí đầu tư và vận hành lớn, hiệu suất tương đối thấp và lượng bùn tạo ra lớn hơn. Vì thế mà việc xử lý hóa lý thường xen kẽ với xử lý sinh học để đạt được hiệu quả tối ưu. 

Sau quá trình xử lý sơ cấp, nước thải vẫn còn chứa lượng lớn chất hòa tan, hạt keo phải được loại bỏ trước khi xả thải. Vấn đề chính phải loại bỏ chất hòa tan, chất rắn. Điều này thường được xử lý thông qua quy trình thứ cấp, tức là xử lý sinh học để loại bỏ chất ô nhiễm bằng vi sinh vật, vi khuẩn,…

Còn xử lý hóa học chủ yếu dùng hóa chất để tách tạp chất và kim loại nặng nhưng nhiều chất ô nhiễm sẽ không bị ảnh hưởng. Ngoài ra chi phí hóa chất cùng các vấn đề môi trường trở thành trở ngại đối với quá trình này.

Các quy trình hóa lý phải kể đến như tuyển nổi không khí hòa tan, đông tụ, thẩm thấu ngược, keo tụ, hấp phụ và lọc được dùng như giai đoạn tiền xử lý để tăng cường khả năng phân hủy sinh học chất ô nhiễm.

Quy trình hóa lý xử lý nước thải

Thiết kế hệ thống xử lý

  • Tính khả thi của quy trình xử lý, chẳng hạn đông tụ trong việc xử lý nước thải kim loại nặng
  • Công suất thiết kế hệ thống phải đảm bảo đáp ứng lưu lượng nước thải
  • Hệ thống phải có tính năng chịu được sự biến động của nước thải
  • Phải phù hợp với đặc tính nước thải cần xử lý, chẳng hạn như xử lý dầu mỡ cần thiết kế bể tuyển nổi không khí hòa tan
  • Đáp ứng tính chất nước thải đầu ra (giới hạn xả thải)
  • Cần đáp ứng các giới hạn về môi trường
  • Lựa chọn và cân bằng liều lượng hóa chất
  • Vận hành, bảo trì hệ thống xử lý
  • Mức độ tin cậy, thích ứng nhanh khi nguồn thải quá tải
  • Hệ thống hóa lý phải tương thích với các quy trình xử lý phía sau

Các quy trình xử lý hóa lý

  • Trung hòa: ứng dụng với nước thải có tính kiềm/axit để tách kim loại nặng ra khỏi nước thải tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn xử lý sinh học nên phải trung hòa nước thải về ngưỡng pH thích hợp
  • Tuyển nổi: tách hợp chất rắn, khử hạt nhỏ, tỷ trọng nhẹ, khó lắng hơn. Hệ thống được phân loại thành tuyển nổi phân tán không khí bằng máy bơm nén, tuyển nổi tách không khí từ nước, tuyển nổi phân tán không khí bằng thiết bị cơ học, tuyển nổi điện
  • Hấp phụ: loại bỏ chất hòa tan có độc tính cao, kim loại nặng với nguyên tắc chuyển chất thải lên bề mặt chất hấp phụ
  • Trích ly: sử dụng dung môi tách chất bẩn thông qua các hệ thống trích ly với vòng đệm, phun tia, đĩa roto quay, kiểu rung, lắng – trộn
  • Trao đổi ion: xử lý nước thải chứa kim loại cho phép thu hồi nhiều tài nguyên có giá trị
  • Màng lọc: hàng loạt kỹ thuật lọc như RO, NF, MF, UF để tách chất bẩn từ nước thải

Trên đây là một số quy trình xử lý hóa lý cũng như các tiêu chí thiết kế hệ thống tối ưu nhất. Nếu như bạn cần tư vấn thiết kế cũng như vận hành hệ thống XLNT này thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.