Bảo vệ môi trường không khí là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Ở nước ta Nhà nước cũng đã ban hành một số quy định về bảo vệ môi trường không khí. Vì vậy các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh khí thải cần nắm rõ các quy định và có các biện pháp kiểm soát, xử lý tốt nguồn ô nhiễm.
1. Một số quy định về bảo vệ môi trường không khí
Điều 12, Luật BVMT 2020 đề cập đến quy định chung về bảo vệ môi trường không khí như sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, Liên tục và công bố theo quy định của pháp luật
- Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
- Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 3, Điều 41 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT:
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất, lưu lượng khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân, công trình, thiết bị xử lý khí thải phải có chụp hút, thiết bị bảo đảm thu gom, xử lý khí thải phát sinh trước khi thải ra ngoài môi trường qua ống thải.
2. Các phương pháp xử lý khí thải
Các cơ sở sản xuất công nghiệp nếu muốn hoạt động ổn định thì cần phải đáp ứng các yêu cầu xử lý khí thải ô nhiễm tại chỗ. Dựa vào các quy định kiểm soát ô nhiễm thích hợp mà các cơ sở ứng dụng các quy trình xử lý tối ưu, đặc biệt nguồn khí chứa nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và chất ô nhiễm không khí nguy hại (HAP) gây hại cho động, thực vật và cộng đồng. Tùy vào ngành nghề sản xuất, đặc trưng ô nhiễm, thành phần, mức độ ô nhiễm khí thải, lưu lượng khí thải, diện tích lắp đặt, chi phí đầu tư,…. mà mỗi nhà máy, cơ sở sẽ được thiết kế phương pháp xử lý khí thải phù hợp.
Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý khí thải như sau:
- Phương pháp hấp thụ
- Phương pháp hấp phụ
- Phương pháp thu hồi bụi bằng Cyclone
- Phương pháp lọc bụi túi vải
- Phương pháp lọc bụi tĩnh điện
- Phương pháp sinh học
- Phương pháp oxy hóa nhiệt tái sinh
- …
Các phương pháp như hấp thụ, hấp phụ,lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi túi vải,… có lẽ chúng ta đã nghe nhiều, dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp oxy hóa nhiệt tái sinh. Với phương pháp này, chất oxy hóa nhiệt tái sinh (RTO) là công nghệ giảm thiểu hiệu quả nhiên liệu cũng như tăng cường xử lý khí thải với hiệu quả khả thi hơn. Khác với những công nghệ khác, RTO chuyển hóa tốt hóa chất thành hơi nước và CO2, sử dụng nhiệt năng để giảm chi phí vận hành khi được điều chỉnh nhiệt độ, thời gian và nguồn cung cấp oxy thích hợp. Trong nhiều trường hợp, phân hủy khí thải được đảm bảo mà không cần bổ sung hoặc khí tự nhiên.
Khí chứa VOC dẫn vào thiết bị oxy hóa hoặc buồng thu hồi năng lượng, hỗn hợp khí cùng chất ô nhiễm được làm nóng dần trước khi được đến buồng đốt. Thu hồi năng lượng nhiệt RTOs đạt đến 97%, giảm yêu cầu tiêu thụ nhiên liệu bổ sung. Với ưu điểm này, RTO trở thành giải pháp thay thế cho nhiều phương pháp khác. Tuy nhiên cần lưu ý và xem xét việc thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý khí thải cần tránh những lỗi thiết bị, ăn mòn cùng các vấn đề an toàn khác. Một lượng nhiệt đáng kể giải phóng từ quá trình đốt cháy hydocacbon vì thế cần bổ sung không khí bên ngoài để ngăn chặn hệ thống bị dư thừa nhiệt, phần không khí này sẽ được làm nóng với mục đích bảo vệ bề mặt kim loại bên trong RTO khỏi tác động từ axit vô cơ. Quá trình hydro hóa và thủy phân chủ yếu khử cacbonyl sunfua, cacbon disunfua, lưu huỳnh dioxit và hơi lưu huỳnh thành hydro sunfua. Khi đó, lưu huỳnh nguyên tố và lưu huỳnh dioxit bị khử chủ yếu thông qua quá trình hydro hóa.
Trên đây là một số quy định chung về bảo vệ môi trường không khí và các phương pháp xử lý khí thải thường gặp. Nếu Anh/Chị đang có nhu cầu tư vấ, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, vui lòng liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin chi tiết về chi phí hoặc phương pháp xử lý phù hợp.