Phân biệt chất đông tụ nhân tạo và tự nhiên

Làm sao để phân biệt được chất đông tụ tự nhiên và nhân tạo? Vai trò của đông tụ trong việc xử lý các nguồn thải ô nhiễm đối với môi trường và con người?

Tái sử dụng nước chưa qua xử lý khiến nhiều người mắc phải bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nếu không có biện pháp xử lý. Lắng là giai đoạn quan trọng của quá trình xử lý nước thải, đòi hỏi bổ sung chất đông tụ.

Phèn nhân tạo dùng rộng rãi nhất để lắng tạp chất nhưng nó ảnh hưởng đến sức khỏe nếu dùng lâu dài. Còn đông tụ tự nhiên lại mang được ưa chuộng hơn vì tính năng an toàn, thân thiện với môi trường.

Bài viết hôm nay, Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất sẽ điểm qua sự khác biệt giữa chất đông tụ nhân tạo và tự nhiên mà bạn nên biết.

Vai trò chất đông tụ nhân tạo và tự nhiên

Các nhu cầu của con người ngày càng tăng không chỉ làm tăng nhu cầu về nước uống mà còn tăng lượng nước thải. Chất lượng nước là mối quan tâm về sức khỏe vì nó liên quan đến bệnh về nước thải ô nhiễm. Đa phần, chất này thường liên quan đến màu sắc, mùi, số lượng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng. Tất cả nguồn thải phải được thu gom và xử lý/lọc trước khi xả thải.

Tác dụng của đông tụ làm mất ổn định về mặt hóa học của chất lắng hóa học để hình thành bông cặn. Đông tụ được sử dụng để loại bỏ độ màu, độ đục và bị loại bỏ trong quá trình lắng ở hạ lưu.

Độ đục và ô nhiễm sinh học khiến nước mặt bị ô nhiễm. Nếu muốn làm sạch nước thô thì nó thường trải qua các giai đoạn xử lý như lọc, lắng cặn, đông tụ – tạo bông và khử trùng. Trong trường hợp này, đông tụ đóng vai trò quan trọng làm giảm độ đục và loại bỏ nhiều chất bẩn khác nhau. Đông tụ thường chia thành tự nhiên (chiết xuất từ VSV, nguồn gốc động – thực vật) và nhân tạo (nhôm sunfat, nhôm clorua, natri aluminat, sunphat sắt,…).

Phân biệt chất đông tụ nhân tạo và tự nhiên

Chất đông tụ hóa học

  • Bản chất của nước thải không đồng nhất. Đông tụ hóa học loại bỏ độ đục, ứng dụng của nó chủ yếu lắng/lọc. Nhiều loại chất đông tụ khác nhau được dùng gồm nhôm sunfat, PAC, sunphat sắt, natri aluminat, dẫn xuất silica, vôi hoặc polyme hữu cơ tổng hợp.
  • Alum và PAC là 2 loại dùng phổ biến nhất vì chúng hình thành nhôm hydroxite tích điện dương nên dễ khử vi khuẩn, chất hữu cơ, tảo,…
  • Phèn nhôm dùng phổ biến trong các nhà máy XLNT nhưng lại gây ra các vấn đề về sức khỏe, kinh tế và môi trường.
  • Bùn thải không thể phân hủy sau xử lý càng làm tăng chi phí.
  • Chi phí nhập khẩu hóa chất cao.
  • Anh hưởng đến nồng độ pH trong môi trường nước thải.

Đông tụ tự nhiên

  • Thích hợp cho nền kinh tế mới nổi để giảm độ đục, cacbon hữu cơ và vi khuẩn ra khỏi nguồn nước.
  • Chất đông tụ khác nhau sẽ có thông số vận hành như pH, độ đục, và điều kiện khuấy trộn không giống nhau.
  • Trong khi việc loại bỏ vi khuẩn bằng muối kim loại thông qua quá trình đông tụ – tạo bông, việc loại bỏ bằng chất đông tụ để ức chế tăng trưởng sinh vật, được kỳ vọng sẽ cải thiện chất lượng bùn vi sinh.
  • Thời gian trộn sẽ tác động đến hiệu suất của chất đông tụ. Còn ở liều lượng tối ưu làm tăng việc loại bỏ DOC.
  • An toàn cho sức khỏe, tạo ra lượng bùn dễ phân hủy sinh học, không chứa chất độc, giá thành tương đối rẻ và nguồn cung sẵn có dồi dào, dễ kiếm.
  • Người ta thay thế các chất chiết xuất từ củ sắn, chitosan và cây chùm ngây thay thế phèn để làm sạch nguồn nước.

Vì những bất lợi về ô nhiễm, phát triển công nghệ và vật liệu liên quan đến nước thải mà chưa thể tìm ra giải pháp hợp lý. Nhiều phương pháp như lắng, lọc hay tuyển nổi trở thành kỹ thuật nổi tiếng nhưng chưa được ứng dụng hiệu quả. Sự thay đổi của nguồn nước đầu vào nhưng lại thiếu phương án xử lý tối ưu sẽ làm giảm hiệu suất và tăng chi phí.

Với những đặc điểm về chất đông tụ hóa học/tự nhiên ở trên, bạn nên lưu ý lựa chọn chất đông tụ phù hợp. Nếu muốn tư vấn thêm nhiều giải pháp xử lý nước thải khác thì Quý KH hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.