Chủ đề tiết kiệm tài nguyên nước và tăng cường tái sử dụng nước thải ngày càng trở nên phổ biến. Vậy tái sử dụng nước được áp dụng như thế nào trên thế giới? Các quốc gia nào thành công trong việc tái sử dụng nước thải? Hiện nay tái sử dụng nước là việc xử lý nước ô nhiễm đến mức có thể tái sử dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau như thẩm thấu ngược, chưng cất hoặc bay hơi.
1. Ví dụ trong ứng dụng nước thải tái chế
- Sử dụng trong sản xuất bia.
- Sử dụng trong không gian.
- Sử dụng trong công nghiệp: giải pháp thay thế rẻ tiền trong quy trình làm mát thiết bị.
- Sử dụng trong nông nghiệp: nhiều nơi thành công trong việc tái chế nước dùng để tưới cây, tưới cho đất nông nghiệp có tác động tích cực đến sự phát triển của thực vật.
- Sử dụng cho con người: nhiều mô hình cho thấy nước thải tái chế còn dùng để uống hoặc nấu ăn. Bước đầu tiên họ tiếp cận sử dụng nước cho mục đích thương mại, dần dần sau đó mới chuyển sang tiêu dùng.
- v.v.v…
2. Làm sao để tái sử dụng nước thải
Dưới đây là 2 gợi ý về tái sử dụng nước thải, mời bạn tham khảo:
2.1. Phát triển công nghệ tái chế
Ở nhiều nước như Singapore, Úc, Namibia thì nước tái chế là một phần phổ biến trong cuộc sống. Sự gia tăng dân số, lạm dụng tài nguyên nước, ô nhiễm môi trường, khí hậu khô hạn dẫn đến tình trạng báo động ở nhiều quốc gia.
Chính vì điều này mà nhiều nước bắt đầu xây dựng kế hoạch sử dụng nước tiết kiệm và đề xuất nhiều công nghệ xử lý nước thải (XLNT) tiên tiến tạo ra nguồn nước mới an toàn hơn. Nhờ vậy mà có thể bảo vệ, duy trì nguồn cấp nước, giảm sử dụng cũng như làm chậm lại cuộc khủng hoảng nước trên toàn cầu.
Nhiều quốc gia sẵn sàng chi hàng triệu USD để nghiên cứu và phát triển công nghệ, thiết bị XLNT ô nhiễm tại chỗ, làm sạch đến mức có thể tái sử dụng lại trong sản xuất, sinh hoạt và nông nghiệp.
2.2. Bảo tồn tài nguyên nước
Dưới đây là 2 quốc gia đã áp dụng các biện pháp bảo tồn tài nguyên nước rất tốt:
2.2.1. Singapore
Nổi bật trong số đó phải nhắc đến Singapore, là quốc gia đi đầu trong cuộc chiến đổi mới vào việc tiết kiệm nước. Nhờ hành động kịp thời mà quốc gia này giảm tiêu thụ nước đáng kể, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như tận dụng tối đa việc tái chế nước. Đặc biệt, họ không chỉ tái chế dùng cho nông nghiệp và công nghiệp mà còn dùng để uống. Cũng bởi vì ứng dụng công nghệ tối ưu nhất mà họ đã loại bỏ khái niệm không thể xử lý nước thải thành nước uống chất lượng mà nhiều quốc gia khác đánh giá.
Việc bảo tồn tài nguyên nước ở Singapore bao gồm sử dụng nước mưa, khử muối nước biển và tái chế nước thải. Họ thay đổi thói quen con người bằng cách tăng cường các thể chế chính trị và giáo dục ý thức. Nhờ vậy mà mỗi năm họ có thể giảm số lượng nước tiêu thụ trong mỗi gia đình cũng như chứng minh cho cả thế giới thấy rằng nước sạch hơn từ nước tái chế hoàn toàn không gây rủi ro đối với môi trường và sức khỏe con người.
2.2.2. Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia đang có sự bùng nổ dân số lớn nhất trên thế giới. Do đó để chấm dứt tình trạng thiếu hụt nguồn cấp nước uống cần thuyết mục người dân thay đổi nhận thức về hậu quả do khan hiếm nước gây ra. Học hỏi kinh nghiệm từ Singapore, Ấn Độ cũng đang nỗ lực và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng nhiều giải pháp mới nhằm chấm dứt nạn cạn kiệt nước nhanh chóng như hiện nay.
Họ cũng sử dụng nước tái chế cho nhiều mục đích như nông nghiệp, công nghiệp, trang trại, tưới cây hoặc áp dụng phương pháp mới để dùng nước tái chế thành nước uống chất lượng.
Mô hình tái chế nước ở Singapore khá thú vị, điều quan trọng họ bắt đầu từ cá nhân, dần chuyển sang nhóm, đưa ra nhiều giải pháp tiếp cận người trẻ tuổi, những người quan tâm đến tương lai thế hệ sau này.
Tổ chức nhiều chương trình, sự kiện để thu hút sự quan tâm liên quan đến nước tái chế nước uống kèm với những công nghệ mới đáng tin cậy hơn. Cần tìm kiếm những giải pháp mới sáng tạo hơn để hướng tới việc tiết kiệm nước, khuyến khích nhiều cá nhân, tổ chức không ngừng cải tiến về công nghệ để tăng cường sản xuất nước tái chế.
Công ty môi trường xử lý nước thải Hợp Nhất, chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!