Phương pháp xử lý nước thải dược

Xử lý nước thải dược là nhiệm vụ cần thiết đối với các nhà máy sản xuất dược phẩm. So với các ngành công nghiệp khác, ngành dược phẩm thải ra ngoài môi trường nhiều tạp chất nguy hiểm. Vì thế để tránh làm gián đoạn quá trình sản xuất. Các nhà máy cần thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp. Điều này giúp bảo vệ và cải tạo môi trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

Xử lý nước thải dược
Xử lý nước thải dược

1. Nguồn gốc và tính chất của nước thải dược phẩm

  • Nước thải trong quá trình sản xuất thường chứa nhiều thành phần rất khó xử lý. Chẳng hạn như hợp chất chứa vòng, chất hoạt động bề mặt, thuốc thử, dung môi,… Chúng là những tác nhân làm ức chế hoạt động của vi sinh vật.
  • Nước thải từ việc sản xuất vỏ nang chứa hàm lượng dầu mỡ cao. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của máy bơm và vi sinh vật. Giai đoạn này còn phát sinh nhiều hợp chất mạch vòng gelatin khó xử lý.
  • Nước thải sinh hoạt của công nhân viên chứa nhiều chất cặn lơ lửng, chất tẩy rửa, chất hữu cơ hay dầu mỡ. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ chất trung gian vì thế mà giá trị COD thường rất cao.
Đặc điểm nước thải ngành dược phẩm
Đặc điểm nước thải ngành dược phẩm là chứa nhiều thành phần rất khó xử lý

2. Tác hại của nước thải sản xuất dược

Nước thải dược chứa một lượng lớn chất thalidomide. Loại chất này ảnh hưởng đến thai nhi đối với bà bầu. Chưa hết, nếu không xử lý nước thải dược đúng cách, nước thải này còn thấm sâu vào mạch nước ngầm. Vì thế mà chất lượng nguồn nước sinh hoạt của người dân suy giảm đáng kể.

Các chất hoạt động bề mặt nước thải còn tạo ra nhiều bọt làm chậm quá trình lọc nước. Ngoài ra làm phân tán vi khuẩn và ngăn chặn quá trình oxy hoặc cản trở quá trình sinh trưởng của vi sinh vật.

Nước thải chứa nhiều chất hoạt động bề mặt
Nước thải chứa nhiều chất hoạt động bề mặt

2.1. Xử lý bằng phương pháp kỵ khí

Bể xử lý bùn kỵ khí (UASB)

Đây là cách xử lý nước thải dược kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng. Trong đó, giai đoạn xử lý chủ yếu diễn ra tại bể UASB. Bể có chứa lớp bùn dưới đáy, gồm hệ thống thu và tách khí. Khi nước đi theo hướng từ dưới lên trên sẽ đi qua lớp bùn. Các vi sinh vật kỵ khí tồn tại tron bùn sẽ tiến hành phân hủy các chất hữu cơ trong nước. Với tấm chắn bên trong, bùn được tách và chảy theo dòng nước đi ra ngoài.

Bể UASB gồm 3 giai đoạn xử lý chính gồm phân hủy – lắng bùn – tách khí. Sau khi xử lý, mật độ vi sinh trong bùn ngày càng cao. Nhờ thế mà hoạt tính và tốc độ lắng của chúng có tốc độ lắng nhanh hơn so với bùn hoạt tính dạng hiếu khí.

Bể xử lý kỵ khí UASB
Bể xử lý kỵ khí UASB

Bể phản ứng yếm khí tiếp xúc

Trong bể kín, nước và bùn được khuấy trộn. Hỗn hợp này sau đó đưa quá bể lắng để tách riêng bùn và nước thải. Lượng bùn thải đưa ngược về bể kỵ khí. Bể phản ứng thực chất là bể biogas cải tiến với nhiều cánh khuấy. Điều này tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc với chất ô nhiễm trong nước thải. Vì thế đây được gọi là xử lý kỵ khí với vi sinh vật dạng dính bám.

Bể lọc kỵ khí

Các vật liệu tiếp xúc trong bể có tác dụng xử lý chất hữu cơ, đặc biệt chứa nhiều cacbon trong nước thải. Nước thải được dẫn từ dưới lên hoặc từ trên xuống dưới. Nguồn nước tiếp xúc trực tiếp với lớp vật liệu có vi sinh vật kỵ khí sinh trưởng và phát triển. Đây là phương pháp xử lý kỵ khí có sự kết hợp dạng lơ lửng và dính bám.

2.2. Xử lý bằng công nghệ MBBR

Công nghệ MBBR thường được ứng dụng để xử lý nước thải dược, xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó, các vật liệu làm giá thể để vi sinh vật bám dính sinh trưởng và phát triển. Đây là công nghệ xử lý có sự kết hợp Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.

MBBR sử dụng giá thể vi sinh di động trong bể sục khí giúp tăng mật độ vi sinh vật. Và vi sinh vật tiến hành phân hủy và hấp thụ chất hữu cơ làm nguồn thức ăn. Hệ thống thổi khí giúp xáo trộn liên tục các giá thể vi sinh.

Quá trình phân giải chất ô nhiễm diễn ra hiệu quả nhờ vi sinh vật bám vào bề mặt các giá thể. Công nghệ MBBR còn có tác dụng khử nitơ cao hơn so với các công nghệ truyền thống.

Xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR
Xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR

2.3. Xử lý bằng công nghệ màng lọc sinh học

MBR vốn dĩ là công nghệ xử lý nước thải sinh học. Đây là sự kết hợp của màng lọc với công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí. Các màng lọc được đặt ngập trong bể sinh học hiếu khí và có kích thước rất nhỏ từ 0,01 – 0,1 micromet. Nhờ những tấm màng lọc này mà bùn sinh học, chất ô nhiễm được giữ lại nhờ quá trình lọc.

Mật độ vi sinh vật trong bể khá cao nên hiệu suất xử lý tăng. Máy thổi khí cung cấp nguồn oxy cho VSV sinh trưởng và phát triển. Vì thế mà các màng bị xáo trộn nên tránh hiện tượng tắc nghẽn màng lọc. Vì những ưu điểm vượt trội trong quá trình lọc mà nước thải không cần xử lý qua bể lắng hoặc khử trùng.

Liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất ngay khi Quý KH có nhu cầu theo Hotline 0938.857.768

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *