Thực trạng XLNT ngành chăn nuôi hiện nay chưa được kiểm soát tốt, mặc dù ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả xử lý cao. Làm sao để xử lý nước thải, chất thải ngành này vẫn đang là bài toán khó ở các địa phương?
Thực trạng XLNT ngành chăn nuôi lợn
Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng chứa nhiều thành phần ô nhiễm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thông thường, chất thải nuôi lợn chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao, nhất là thành phần hữu cơ. Nhiều thông số điển hình như pH, TSS, COD tại nhiều trang trại nuôi lợn vượt quá tiêu chuẩn cho phép thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà chưa được xử lý sơ bộ.
Các đặc tính chất thải nuôi lợn phụ thuộc vào quy mô vật nuôi, chế độ ăn uống, độ ẩm, nhiệt độ và điều kiện vệ sinh. So với nuôi bò, gia cầm thì nuôi lợn có mức độ ô nhiễm cao nhất với thành phần hữu cơ chiếm từ 70 – 80%, còn lại là hợp chất hydrocacbon, axit amin, chất béo có trong thức ăn thừa và phân. Phần nước thải này còn chứa nhiều vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh nguy hiểm như Ecoli, dịch tả, thương hàn, kiết lỵ.
Nguyên tắc thiết kế công trình XLNT ngành chăn nuôi
Về nguyên tắc thì nước thải chăn nuôi lợn thường được xử lý sinh học và khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Do đó, công nghệ phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, phù hợp điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải.
Và các công trình XLNT chăn nuôi lợn phải đảm bảo các yêu cầu thiết kế theo các nguyên tắc dưới đây:
- Đơn giản hóa công trình XLNT: chủ yếu sử dụng nhiều dạng modun nhỏ, gọn và linh hoạt nhưng phải xử lý hết lượng nước thải phát sinh. Thiết bị bắt buộc phải vận hành ổn định khi có sự biến đổi về lưu lượng nước thải tăng. Do đó mà tổ hợp modun ngày càng ứng dụng rộng rãi và phổ biến để phù hợp với từng công suất khác nhau.
- Tiết kiệm diện tích đất xây dựng: nên sử dụng công trình hợp khối như bê tông cốt thép, thiết bị lắp đặt sẵn bằng thép hoặc composite chịu tác động cơ học. Đồng thời, các công trình này phải dễ vận hành, ổn định, đảm bảo diễn ra quá trình xử lý nước thải sinh học thuận lợi.
- Không phát tán mùi hôi: mùi hôi phát sinh từ bể thiếu khí, chứa bùn, trạm bơm nên phải được đậy bằng bê tông cốt thép kín. Tại nhiều công trình nên lắp đặt thêm quạt hút để xử lý khí thải. Đặc biệt, nhiều trang trại còn thiết kế hệ thống xử lý khí thải bằng than hoạt tính/bể lọc sinh học để loại bỏ hết lượng khí độc phát sinh.
Lựa chọn công nghệ XLNT ngành chăn nuôi tiết kiệm chi phí
Công nghệ bùn hoạt tính truyền thống
- Tập hợp nhiều loại VSV xử lý nước thải như hiếu khí – kỵ khí.
- Vi khuẩn hiếu khí chủ yếu tập trung trong bông bùn hấp thụ và dùng oxy bão hòa để oxy hóa hết hợp chất hữu cơ trong nước.
- Trong bể Aerotank thì liều lượng bùn hoạt tính phải phù hợp với tải lượng hữu cơ tùy thuộc vào hàm lượng BOD và lượng khí cấp cho quá trình xử lý.
- Phần bùn hoạt tính trong bể lắng được tuần hoàn liên tục về bể Aerotank.
Công trình lọc sinh học nhỏ giọt
- Là phương pháp sinh học hiếu khí hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
- Nguyên tắc hoạt động của bể là bám trên chất rắn và hình thành màng lọc sinh học.
- Bể phải được cấp gió liên tục mà không cần máy thổi khí.
- Hàm lượng BOD5 đưa vào bể lọc sinh học không được lớn hơn 200 mg/l.
- Bùn từ bể lắng thứ cấp về bể lọc mà không cần hồi lưu.
Công trình xử lý hợp khối
- Nước thải nuôi lợn có hàm lượng chất hữu cơ, amoni, nito lớn nhưng lưu lượng nước thải nhỏ nên cần sử dụng mođun dạng bể bê tông, thép không gỉ, thiết bị lắp đặt sẵn,… là hợp lý nhất.
- Công trình hoạt động theo nguyên tắc thiếu khí – hiếu khí (AO).
- Các thiết bị này không chỉ diễn ra quá trình sinh học mà còn xảy ra quá trình nitrat hóa và khử nitrat hoàn toàn.
Quý Khách hàng cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ qua công ty dịch vụ xử lý môi trường Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ miễn phí nhé!