Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Nước thải từ các cơ sở chế biến thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất hữu cơ và vi sinh vật gây hại nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Với tốc độ phát triển nhanh của ngành công nghiệp thực phẩm, lượng nước thải phát sinh ngày càng lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro ô nhiễm. Do đó, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải là yêu cầu bắt buộc, vừa tuân thủ quy định pháp luật, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên nước. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm
Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

1. Đặc điểm, tính chất nước thải cơ sở chế biến thực phẩm

Nước thải từ các cơ sở chế biến thực phẩm có đặc điểm, tính chất như sau:

  • Lưu lượng dao động lớn: Phụ thuộc vào quy mô nhà máy, mùa vụ sản xuất và loại sản phẩm chế biến (thịt, cá, rau củ, đồ hộp…). Lưu lượng tăng cao vào các giờ cao điểm sản xuất.
  • Nồng độ ô nhiễm cao, biến động theo ngày/giờ tùy theo giai đoạn sản xuất: Rửa nguyên liệu, chế biến, rửa thiết bị, vệ sinh nhà xưởng… Có thể có những đợt xả nước thải rất bẩn, chứa nhiều dầu mỡ hoặc bã thực phẩm.
  • Không ổn định về pH: Có thể dao động từ pH 4–10 do sử dụng hóa chất trong tẩy rửa hoặc do nguyên liệu chứa axit/hợp chất hữu cơ.
  • Mùi hôi dễ phát sinh: Do chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, nhất là từ mỡ động vật, cá, thịt, chất thải phân hủy.
  • Tính chất vật lý: Màu sắc: Vàng nhạt, nâu, đục, đôi khi có màu đặc trưng của nguyên liệu (cá, thịt, rau, dầu…). TSS (chất rắn lơ lửng): Cao do chứa cặn bã thực phẩm, mỡ, vụn xương, xác động vật nhỏ, rau củ. Nhiệt độ: Có thể cao do xả từ thiết bị rửa nóng hoặc hấp, nấu.
  • Tính chất hóa học: BOD (Nhu cầu oxy sinh hóa): Thường > 1.000 mg/L, có khi lên đến 4.000–6.000 mg/L. COD (Nhu cầu oxy hóa học): Có thể dao động 2.000–10.000 mg/L, cao hơn BOD nhiều, dầu mỡ (FOG): Nồng độ từ 50–800 mg/L, gây cản trở xử lý sinh học, tổng chất rắn hoà tan (TDS): Có thể từ 500–3.000 mg/L, pH: Dao động mạnh tùy theo loại thực phẩm và giai đoạn sản xuất.
  • Tính chất sinh học: Giàu chất hữu cơ dễ phân hủy: Đạm, béo, đường, tinh bột từ nguyên liệu sống. Dễ phát sinh vi sinh vật gây thối, sinh mùi như H₂S, NH₃ trong điều kiện yếm khí.
Đặc điểm nước thải cơ sở chế biến thực phẩm
Đặc điểm nước thải cơ sở chế biến thực phẩm

2. Quy trình xử lý nước thải cơ sở chế biến thực phẩm

Mỗi cơ sở chế biến thực phẩm có sản phẩm và quy mô, công suất khác nhau, nước thải cũng phát sinh từ các công đoạn khác nhau. Vì vậy, nước thải tại mỗi cơ sở sản xuất có có tính chất, mức độ ô nhiễm khác nhau và công nghệ xử lý cũng được thiết kế khác nhau. Dưới đây là quy trình chung trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm:

  • Hố thu gom: Có chức năng tập trung toàn bộ nước thải từ các vị trí khác nhau (sản xuất, vệ sinh, rửa thiết bị…) về một chỗ. Giúp kiểm soát lưu lượng trước khi bơm vào các công trình xử lý phía sau.
  • Song chắn rác: Dùng để loại bỏ rác thô như lá, vỏ trái cây, bao bì… ra khỏi nước thải. Giúp bảo vệ thiết bị phía sau không bị tắc nghẽn.
  • Bể tách mỡ: Loại bỏ dầu, mỡ thực phẩm có trong nước thải. Giúp giảm tải cho các công đoạn xử lý sinh học phía sau.
  • Điều hòa lưu lượng và pH: Bể điều hòa giúp ổn định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Có thể kết hợp điều chỉnh pH về trung tính (6.5 – 8.5) để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học.
  • Keo tụ – Tạo bông – Lắng: Thêm hóa chất keo tụ như PAC, phèn nhôm… để kết tủa các hạt lơ lửng. Sau đó, các bông cặn sẽ lắng xuống đáy bể, tách khỏi phần nước trong.
  • Xử lý sinh học kỵ khí: Phân hủy chất hữu cơ tạo khí sinh học (chủ yếu là CH₄). Giúp giảm chi phí vận hành và tận dụng nguồn khí sinh học.
  • Xử lý sinh học hiếu khí: Phù hợp với nước thải chế biến thực phẩm có nồng độ hữu cơ cao: Bể Aerotank: Dùng vi sinh vật hiếu khí để phân hủy chất hữu cơ trong nước thải. Bùn hoạt tính lơ lửng (ASP): Phổ biến, dễ vận hành. Màng lọc sinh học (MBR): Hiệu quả cao, xử lý triệt để, cho phép tái sử dụng nước.
  • Bể lắng sinh học: Tách bùn sinh học sau xử lý ra khỏi nước sạch. Bùn sau đó sẽ được thu gom và xử lý riêng.
  • Khử trùng: Thường dùng chlorine, ozone hoặc tia UV để diệt vi sinh vật gây hại trước khi xả thải. Đảm bảo nước đạt quy chuẩn xả thải đầu ra.
  • Xử lý bùn thải: Bùn từ bể lắng và bùn dư từ sinh học sẽ được: Ép bùn bằng máy ép băng tải, trục vít hoặc khung bản. Sau đó chuyển giao cho đơn vị xử lý chất thải nguy hại.
Hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm
Hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm

3. Cơ sở chế biến thực phần cần làm gì để BVMT?

Ngoài việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải, các cơ sở chế biến thực phẩm cũng có thể tăng cường công tác bảo vệ môi trường bằng những biện pháp sau:

  • Áp dụng công nghệ xử lý hiện đại, thân thiện với môi trường.
  • Các cơ sở cần áp dụng nhiều công đoạn xử lý sạch hơn, giảm tiêu thụ điện năng, nước vì giúp giảm chi phí sản xuất để tăng lợi thế cạnh tranh.
  • Quan trọng hơn, các cơ sở chế biến cần tối ưu hóa hoặc hiện đại hóa các phương thức sản xuất, thiết bị – dây chuyền giảm tiêu thụ nước, nguyên liệu. Chỉ như vậy thì nước thải mới giảm đáng kể chất ô nhiễm sẽ mang lại lợi ích chi phí đầu tư cho chủ đầu tư.
  • Tăng cường giám sát và vận hành hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải và chất thải rắn đúng kỹ thuật.
  • Cần tăng cường giám sát và chấp hành đầy đủ quy định về mức phát thải, mức tiêu thụ năng lượng, công trình quan trắc môi trường.
  • Tận dụng các phụ phẩm chế biến thức phẩm như mỡ cá, trấu, cám, mật rỉ, bã mía,… bằng cách áp dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật để tự xử lý, tận thu nguồn tái tạo tài nguyên để BVMT.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo hiệu quả.

Công việc bảo trì hệ thống xử lý nước thải

  • Quản lý chất thải rắn: Phân loại chất thải rắn tại nguồn: phế phẩm thực phẩm, bao bì, rác sinh hoạt, chất thải nguy hại. Tái sử dụng hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng để xử lý theo đúng quy định.
  • Không đổ bỏ bừa bãi ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí.
  • Giảm thiểu ô nhiễm không khí và mùi hôi: Lắp đặt hệ thống hút, xử lý mùi hôi (than hoạt tính, biofilter…) tại khu vực chế biến, rác hữu cơ, nước thải. 
  • Sử dụng nguyên liệu và tài nguyên hiệu quả: Tiết kiệm nước sạch bằng cách sử dụng vòi phun áp lực, tuần hoàn nước rửa thiết bị. Tái sử dụng nhiệt năng, điện năng hợp lý trong các công đoạn hấp, nấu, làm lạnh.
  •  Thực hiện quan trắc môi trường định kỳ (nước thải, khí thải, chất thải rắn…). Báo cáo định kỳ tình hình bảo vệ môi trường về Sở Tài nguyên & Môi trường.
  • Đào tạo và nâng cao nhận thức cho người lao động: Tập huấn định kỳ về quy trình xử lý nước thải, phân loại chất thải, ứng phó sự cố môi trường.
  • Ứng phó sự cố môi trường: Có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường như rò rỉ hóa chất, tràn nước thải, cháy nổ… Trang bị vật tư, thiết bị phòng ngừa sự cố tại chỗ và huấn luyện nhân viên phản ứng nhanh.

Trên đây là một số thông tin về việc xử lý nước thải chế biến thực phẩm, nếu bạn cần tư vấn các giải pháp xử lý môi trường thì hãy liên hệ ngay với congtyxulynuocthai.vn qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tận tình.