Nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường

Nuôi trồng thủy sản là ngành có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển ở Việt Nam . Vì thế trong nhiều năm qua các địa phương tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng nhiều mô hình công nghệ cao tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế gắn liền với việc BVMT.

Chính sách hỗ trợ và phát triển ngành nuôi trồng thủy sản

Ngành nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhưng lại có tác động nghiêm trọng đến chất lượng môi trường tự nhiên. Vì thế Luật BVMT năm 2014 có quy định rõ những điều kiện phát triển ngành phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật, không sử dụng hóa chất hết hạn hoặc các loại thuốc ngoài danh mục cho phép sử dụng.

Bên cạnh đó, bùn và cát lắng đọng phải được thu gom đúng cách, xử lý nước thải thủy sản, công tác quy hoạch thủy sản phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng tiêu chí bảo vệ môi trường. Chất thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường, có kế hoạch phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo điều kiện vệ sinh,….

Mục tiêu của ngành nuôi trồng thủy sản 2020?

Mục tiêu phát triển của ngành thủy sản trong năm 2020 dự kiến đóng góp 30 – 35% GDP. Và để thực hiện chiến lược này cần ứng dụng công nghệ cao, thực hiện đầy đủ công tác đánh giá tác động môi trường, đặc biệt chú trọng các dự án chế biến thủy sản; tăng cường việc giám sát và theo dõi tình hình dịch bệnh.

Song song cần lồng ghép các vấn đề môi trường trong quá trình quy hoạch phát triển theo từng lĩnh vực, áp dụng nhiều công nghệ mới thân thiện với môi trường để chủ động giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình nuôi trồng và chế biến thủy sản; đối với các cơ sở vi phạm về các vấn đề môi trường. Tăng cường công tác trồng rừng ngập mặn và phát triển rừng sẵn có, tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức của ngư dân về công tác BVMT trên toàn quốc.

Mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường
Mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường

Mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao thân thiện với môi trường

Mô hình nuôi tôm thân thiện

Đối với các mô hình nuôi tôm, người dân đã biết ứng dụng công nghệ bằng các thiết bị hiện đại như công nghệ quan trắc môi trường ao nuôi, công nghệ tự quản lý thức ăn, phương pháp pockit trong việc kiểm soát dịch bệnh, thiết bị tự động phân tích chất lượng và thành phần của nước, xây dựng nhà kín trong nuôi tôm thâm canh,… Nhờ những thay đổi này mà giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm lượng lớn rác thải như bao bì đựng thức ăn tại các khu vực nuôi trồng.

Quy trình nuôi tôm công nghệ cao

Đặc biệt là mô hình nuôi tôm bằng công nghệ Biofloc theo dạng nhà kín đạt tiêu chuẩn VietGap. Nhờ ứng dụng mô hình này mà nhiều hộ nuôi tôm ở Cần Giờ cho ra sản lượng tôm nuôi chất lượng, sạch và nhận được sự đánh giá cao từ khách hàng. Quy trình nuôi tôm bằng công nghệ Biofloc diễn ra trong 2 giai đoạn, gồm:

  • Giai đoạn 1: Tiến hành vệ sinh hệ thống nuôi, lọc và xử lý nước thải. Sau đó nuôi cấy VSV tạo floc và ươm tôm trước khi thả giống.
  • Giai đoạn 2: Khi tôm nuôi trong khoảng 30 – 60 ngày tuổi, chuyển sang ao nuôi tôm, lót bạt đáy và lưới mùa nắng và che bạt kín vào mùa mưa. Theo đó, chất thải trong ao nuôi phải được thu gom và xử lý hằng ngày.

Với mô hình này đòi hỏi người dân phải đầu tư với chi phí khá cao. Trong đó phải kể đến thiết bị máy nano oxygen cung cấp oxy, khử phèn và hóa chất độc hại ao nuôi, ức chế các vi khuẩn gây bệnh và lưu trữ dữ liệu để phân tích. Công nghệ Biofloc giúp tăng năng suất sản xuất và tham gia cải thiện chất lượng môi trường tối ưu. Mô hình này được đánh giá sẽ trở thành xu hướng sản xuất bền vững, an toàn, hệ thống ao nuôi vệ sinh đảm bảo môi trường còn làm giảm rác thải cho khu vực ao nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản khác

Tiếp theo là mô hình nuôi trồng thủy sản tại huyện Lạng Giang (Bắc Giang) với các loại cá như cá trắm, cá chép, cá rô phi đơn tính,… Ao nuôi được thiết kế đúng quy cách, có lắp đặt máy tạo oxy, sục khí liên tục và còn có sự tham gia của máy cho ăn tự động giúp giảm giảm sức lao động. Các hộ nuôi bằng phương pháp này làm tăng năng suất, chất lượng, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tối ưu.

Cũng ở Bắc Giang, tỉnh đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật hiện đại về công nghệ cao tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế chủ lực. Đó là mô hình nuôi cá sông trong ao có diện tích 250 m2, được xây dựng thành 2 ngăn láng xi măng, lắp đặt hệ thống sục khí, quạt đẩy nước tạo dòng chảy mạnh cùng thiết  bị cho cá ăn và loại bỏ phân thải của cá. Nhờ công nghệ này mà chất lượng cá đạt năng suất cao hơn, khi hình thành thói quen bơi ngược giúp thịt cá chắc, thơm ngon. Đồng thời phân cá và các chất thải được đẩy ra ngoài giúp ao nuôi luôn sạch sẽ.

Trên đây là những mô hình công nghệ nuôi trồng thủy sản góp phần thúc đẩy ngành thủy sản phát triển bền vững, đảm bảo điều kiện vệ sinh và xử lý môi trường. Nhờ vậy thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia nuôi trồng, chế biến thủy sản góp phần BVMT.

Chi tiết xin truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để biết thêm thông tin!