Làm sao để hạn chế ô nhiễm? Những thay đổi trong thói quen sinh hoạt, sản xuất công nghiệp hướng đến sản phẩm thân thiện, an toàn với môi trường và con người.
Ngoại trừ các quốc gia được đánh giá sạch nhất trên thế giới như Bhutan, Đan Mạch, Thụy Điển,… thì các quốc gia còn lại đều nằm trong top bị ô nhiễm từ thấp đến cao.
Ngay cả các quốc gia phát triển cũng không tránh khỏi thực trạng này. Nhưng xuất hiện nhiều nhất vẫn thuộc các nước kém hoặc đang phát triển. Xuất phát từ nhu cầu sống, mức thu nhập và lối sống còn lạc hậu, chưa tiếp cận với những tiến bộ về khoa học – công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường,… chưa đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường.
Những thay đổi bất thường của thế giới
Mặt trái của nền kinh tế thị trường là chuỗi thời gian chúng ta chứng kiến sự thay đổi bất thường của môi trường, thiên nhiên và tài nguyên tự nhiên. Chúng ta đã quá quen thuộc với những con số khi có hàng tỷ người bị thiếu nước sạch, hàng triệu trẻ em mắc nhiều bệnh nguy hiểm vì sống trong điều kiện môi trường xấu, hàng trăm quốc gia bất lực trước thảm kịch mang tính toàn cầu với chi phí hàng tỷ USD để khắc phục hậu quả.
Mức độ ô nhiễm không khí tại nhiều đô thị từ giao thông, sản xuất tích tụ trong thời gian dài. Hoặc vấn đề ô nhiễm nhựa trên đại dương diễn ra ngày càng nghiêm trọng vì tình trạng dùng sản phẩm nhựa dùng một lần ngày càng tăng.
Cho đến những năm của Thế kỷ 20 thì thế giới mới bắt đầu nhận thức về ô nhiễm môi trường nước, không khí và chất thải. Sự hiện diện nguồn thải đặt ra vấn đề quản lý và kiểm soát nguồn thải ngày càng chặt chẽ hơn.
Nhiều kế hoạch, sáng kiến và nỗ lực nhằm hạn chế chất độc hại ra môi trường bao gồm kiểm soát khí thải, xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, CTNH và tái chế. Tuy nhiên những nỗ lực này vẫn còn hạn chế tại nhiều nước kém phát triển vì chi phí xử lý môi trường vượt quá khả năng cho phép.
Và những thay đổi của trái đất
Thế giới trải qua nhiều cuộc khủng hoảng từ thời kỳ tiến hóa, thế chiến I, II và cho đến ngày nay là sự biến đổi về mọi mặt của môi trường theo hướng tiêu cực hơn. Không phải ngẫu nhiên mà hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, xảy ra từ châu lục này đến châu lục khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác. Và thậm chí ngay cả môi trường đại dương, những điểm xa nhất của trái đất cũng bị ảnh hưởng.
Nhìn từ vũ trụ, trái đất bao phủ bởi 70% là nước. Nhưng từ góc nhìn thực tế thì nó đang bị bao bọc bởi tấm màng ô nhiễm. Tất cả hệ sinh thái, động – thực vật chịu tác động nặng nề khiến các giá trị đa dạng sinh học ngày càng suy thoái. Ước tính chỉ có khoảng 3% giá trị sinh thái trên trái đất không bị tác động từ chất thải.
Khi chúng ta đang cố gắng vẽ ra bức tranh tươi đẹp, mới mẻ và đầy sức sống thì trái đất trái ngược hẳn với hình ảnh nhếch nhát, tồi tệ và trở nên xấu hơn bao giờ hết.
Nó dần bị “tổn thương” bởi con người, khai thác quá mức, xả thải trái phép, không có ý thức môi trường khiến môi trường bị biến đổi một cách mạnh mẽ. Đó là nguyên nhân khiến chúng ta của ngày nay phải chứng kiến nhiều hiện tượng nguy hiểm hơn, bao gồm thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất tăng, nước biển dâng,…
Những chiến dịch xanh hữu ích
Không phải ngẫu nhiên mà chiến dịch giờ trái Đất năm 2021 liên quan đến chủ đề “Lên tiếng vì thiên nhiên”. Con người hiện đại luôn tìm cách khắc phục và giải quyết vấn đề ô nhiễm mang tính toàn cầu hóa. Và trong đó, nhiều chiến dịch được xây dựng và ứng dụng ngày càng hiệu quả:
- Ẩm thực xanh: hướng đến ưu tiên dùng thực phẩm hữu cơ để mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Thời trang xanh: xu hướng thời trang BVMT bằng các hạn chế dùng hóa chất, tiết kiệm tài nguyên, tái chế quần áo cũ để giảm thiểu rác thải.
- Đồ dùng xanh: loại bỏ đồ dùng nhựa dùng một lần để tránh tác động xấu cho môi trường, hướng đến dùng sản phẩm thân thiện với môi trường như gỗ, thủy tinh thay cho nhựa.
- Năng lượng xanh: thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng mặt trời, sức gió, sinh khối. Nguồn năng lượng sạch dễ tái tạo không tạo ra khí độc hại. Điều này còn giúp tiết kiệm chi phí dùng năng lượng, giảm thiểu vấn đề đến môi trường xung quanh.
Trước làn sóng hành động vì môi trường, các chiến dịch sống xanh ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển chung và toàn diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là tăng trưởng bền vững nền kinh tế thị trường. Để sống có ý nghĩa hơn, chúng ta hãy bắt đầu bảo vệ môi trường ngay từ hôm nay.
Truy cập website congtyxulynuocthai.vn để biết thêm thông tin chi tiết ngành môi trường!