Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải là một phần thiết yếu, liên tục của quá trình xử lý. Mục đích của việc nâng cấp không chỉ giúp duy trì hệ thống ổn định mà còn cải tiến phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu xả thải và môi trường. Hầu hết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước chịu tác động chính từ những hệ thống cũ gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng.
1. Dấu hiệu hệ thống cần nâng cấp hệ thống
Những dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn cần phải nâng cấp hệ thống xử lý nước thải
1.1. Lưu lượng nước thải tăng so với công suất thiết kế ban đầu
- Các giới hạn xả thải làm động lực nâng cấp hệ thống nhằm cải thiện tiêu chuẩn nước thải đầu ra.
- Các chỉ tiêu loại bỏ nito, photpho để thay đổi quy định trong việc xử lý bùn thải.
1.2. Thiết bị – công nghệ cũ
- Do thiếu đầu tư trong thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu không thể tiết kiệm chi phí.
- Nâng cấp hệ thống là cách tiếp cận hiệu quả với công nghệ mới để giảm bảo trì, vận hành cũng như cải thiện quy trình xử lý.
1.3. Tốn kém quá nhiều chi phí năng lượng
- Khi chi phí năng lượng cao, phát thải khí nhà kính ngày càng lớn làm biến đổi khí hậu khiến nhiều hệ thống không đủ khả năng xử lý.
- Các giải pháp xử lý nước thải tiêu thụ năng lượng lớn, nhất là giai đoạn sục khí nên nâng cấp hệ thống tạo ra nhiều lợi ích về kinh tế lẫn môi trường trong việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sẵn có.
Nhu cầu tăng công suất hệ thống:
- Khi sự phát triển đô thị, dân số không ngừng tăng cao nhiều hệ thống gặp khó khăn trong việc đáp ứng công suất xử lý.
- Giải pháp nâng cấp sẽ khả thi hơn với khu vực thiếu đất xây dựng, nhất là tăng cường xử lý trong điều kiện không gian hạn chế.
2. Những lưu ý khi nâng cấp hệ thống xử lý nước thải
Những điều cần lưu ý khi nâng cấp hệ thống xử lý nước thải
2.1. Tăng công suất và không gian hệ thống
Hiện có khoảng 50% dân số thế giới sống trong các đô thị, thị trấn và thành phố đang phát triển. Do đó, nhu cầu về công suất cũng phải tăng. Nếu hệ thống xử lý nước thải gặp khó khăn trong việc thiếu công suất sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Thiếu công suất tác động đến dòng chảy, bể phân hủy đến thời gian lưu thủy lực.
Đồng thời, không gian của hệ thống cũng quan trọng chẳng kém. Vì hiện nay, các đô thị lấn chiếm nhiều công trình XLNT, thiếu hụt không gian diện tích xây dựng làm hạn chế về quỹ đất xây dựng. Chủ đầu tư cần đưa ra các giải pháp diện tích nhỏ dễ dàng lắp đặt trong không gian hạn chế.
Hiện nay, khi diện tích đất xây dựng ngày càng thu hẹp thì các giải pháp ứng dụng thiết bị xử lý nhỏ gọn, tiện ích tăng cao. Ưu điểm của những loại thiết bị này vừa đáp ứng công suất vừa tiết kiệm không gian tối ưu cho chủ dự án.
2.2. Lựa chọn hệ thống với khả năng xử lý tốt nhất
Điều quan trọng việc nâng cấp loại bỏ chất rắn lơ lửng ở giai đoạn đầu. Vì việc loại bỏ không hiệu quả trở thành nguyên nhân chính gây ra các vấn đề hạ nguồn của công trình XLNT. Hàng loạt hậu quả phát sinh gồm:
- Thiếu công suất ở bể xử lý nước thải.
- Làm tăng chi phí năng lượng cho doanh nghiệp.
- Hiệu quả XLNT giảm.
- Không đáp ứng tiêu chuẩn xả thải.
Việc lựa chọn hệ thống phải cân nhắc từ nhiều vấn đề, đặc biệt kích thước, đặc tính của từng loại chất bẩn. Trong quá trình thiết kế hệ thống, nước thải không đồng nhất từ nồng độ chất rắn trong nguồn thải như cát, bùn thải, bã thức ăn, mảnh xương, dầu mỡ gây khó khăn cho việc giải quyết.
Khi chất bẩn được giữ lại chúng sẽ lắng đọng tại các bộ phận khác. Hậu quả của lắng cặn thường gây tắc nghẽn đường ống, kênh làm giảm công suất trong bể ở hạ lưu. Nếu không có hệ thống xử lý phù hợp sẽ làm tăng các chi phí đáng kể.
Khi quá trình xử lý nước thải đô thị và công nghiệp càng tốt sẽ đảm bảo các công trình hạ nguồn hoạt động thuận lợi, tránh hao mòn cũng như góp phần tăng hiệu quả trong bảo trì, nâng cấp hệ thống trong tương lai.
Nếu Quý doanh nghiệp cần nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của mình thì công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất sẽ giúp Quý doanh nghiệp thực hiện việc nâng cấp hệ thống với đầy đủ các giai đoạn xử lý ưu việt, tích hợp đầy đủ chức năng với giá tốt, trọn gói. Hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng!