Vì sao phải học cách người Nhật Bản BVMT? Vì sao người Nhật luôn có những ý kiến sáng tạo trong việc giữ gìn môi trường sống? Để trả lời những thắc mắc này, hãy tìm hiểu ngay bài viết này của Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất nhé!
Học cách người nhật BVMT
- Chính sách của Chính phủ: các bộ, ngành tập trung phát triển cơ sở hạ tầng với phân chia trách nhiệm theo hệ thống hành chính. Chính phủ cũng vì thế áp dụng nhiều sáng kiến phát triển đô thị và BVMT bằng các chương trình thực tế, chương trình sinh thái và dự án vì môi trường.
- Thúc đẩy sáng kiến BVMT: khuyến khích các thành phố, đô thị có môi trường ô nhiễm cần đưa ra nhiều chính sách đổi mới như chiến lược của TP Toyama, chương trình G30 của TP Yokohama.
- Vận động sự tham gia của cộng đồng: các phong trào chống ô nhiễm với sự tham gia của nhóm dân cư không chỉ giải quyết các vấn đề đô thị mà còn tăng cường phục hồi đô thị vực dậy sau khủng hoảng ô nhiễm.
Và những môi trường sống lý tưởng của người Nhật
Nuôi cá ngay tại những rãnh nước thải
Chắc hẳn nhiều người khi nhắc đến rãnh nước thải sẽ liên tưởng đến hình ảnh nhếch nhác, dơ bẩn, hôi thối nhưng ở Nhật Bản lại khác, đó lại là nơi sinh sống của nhiều loại cá. Vì sao sống trong môi trường nước thải nhưng cá vẫn có thể sống?
Ở TP Shizuoka khi những chú cá Koi vô tư sống trong những rãnh nước thải. Hiện tượng này thể hiện cách người Nhật giữ gìn và có ý thức đối với môi trường như thế nào.
Mặc dù nổi tiếng là thành phố công nghiệp với các ngành cơ khí, chế tạo ô tô nhưng thiên nhiên, cảnh quan ở đây lại hết sức trong lành, thoáng đãng đến bất ngờ.
Người dân rửa bát, rửa rau ngay tại hồ cá
Nhiều ngôi làng ở Nhật đã tận dụng hết tác dụng của các loài cá để dọn dẹp môi trường sống. Điển hình là ngôi làng ở Satoyama ở Kyoto chỉ có hơn 700 người sinh sống.
Các hoạt động như chăn nuôi, trồng trọt đều sử dụng nước sạch từ đỉnh núi nhờ vào địa hình bằng phẳng. Còn phần nước thải sẽ chảy về cuối thung lũng, nơi này có hệ sinh thái đa dạng với cỏ lau, đầm phá.
Họ bố trí bể chứa nước có nuôi nhiều cá, nhất là cá chép. Họ rửa rau, rửa bát ngay tại đây và cá sẽ tiến hành xử lý hết chất bẩn để làm cho nước sạch hơn. Ngoài ra, họ không đổ hóa chất xuống những bể nước này.
Phần nước sau xử lý được dẫn ra kênh chính. Kênh này đương nhiên cũng sạch và trong chẳng cạnh nguồn nước ở thường. Mức độ an toàn của nguồn nước được minh chứng qua sự phát triển của những chú cá chép, cá Koi khó tính nhất nhưng vẫn sinh sống bình thường.
Biến bãi rác thành nơi vui chơi – giải trí
Thay đổi bãi rác thành trung tâm mua sắm
Khu Odaiba, Tokyo thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước nhưng ít ai biết được lịch sử của nó vốn dĩ là khu tập kết rác khổng lồ. Quay trở lại thập kỷ 60 của thế kỷ trước, dân số của họ là 35 triệu người, chiếm 1/3 dân số Nhật Bản với hơn 3 triệu tấn rác mỗi ngày.
Thời điểm này Odaiba bị ô nhiễm nghiêm trọng, vì thế Nhật Bản chuyển đổi bãi rác này thành khu vui chơi, mua sắm, giải trí,…những ký ức về không khí ô nhiễm giờ đây đã được thay thế bằng mảng xanh, gió biển với biểu tượng cây cầu hình cầu vồng và biểu tượng Nữ thần tự do và khách sạn Hilton vươn ra biển.
Tái chế rác thải nhựa
Từ năm 2019, Nhật Bản cũng hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa tại các căn tin, cửa hàng tiện lợi, văn phòng chính phủ hoặc trường Đại học. Các công ty về tiêu dùng đang nỗ lực tái chế rác thải nhựa được thu gom từ bờ biển làm chai đựng nước rửa bát.
Các nhà máy tái chế đã tiếp nhận 6 tấn vỏ chai nhựa được nhặt từ các bờ biển. Mỗi chai nhựa chứa khoảng 25% rác nhựa tái chế. Chuỗi cửa hàng tiện lợi đang đẩy mạnh cắt giảm rác thải nhựa bằng cách chuyển sang sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.
Hàng loạt cửa hàng tiện lợi bắt đầu triển khai bán cà phê đá có nắp đậy không kèm ống hút. Việc khách hàng muốn sử dụng phải dùng đến ống hút bằng giấy hoặc làm bằng thực vật. Đồng thời, nhiều địa điểm cũng dùng hộp đựng thức ăn bằng giấy không cần hâm nóng với chức năng giữ nước hoặc dầu của thức ăn không bị chảy ra bên ngoài.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ xử lý nước thải tại đây!