Nhà máy xử lý nước thải thường xuất hiện trong các khu – cụm công nghiệp hoặc doanh nghiệp có quy mô xả thải với lưu lượng lớn. Mỗi nhà máy có nhiệm vụ đấu nối và liên kết nguồn thải từ các doanh nghiệp đang hoạt động thành một nguồn xử lý tập trung duy nhất.
Cũng giống như hệ thống, các nhà máy xử lý nước thải yêu cầu tiêu chí lựa chọn công nghệ chặt chẽ hơn, kết cấu hạ tầng bền vững, hoạt động ổn định và đặc biệt khả năng xử lý mọi nguồn thải phức tạp.
Hợp Nhất – Công ty xử lý nước thải sẽ chia sẻ tới bạn đọc các vấn đề này ở phân tích dưới đây!
Nhà máy xử lý nước thải ở miền Nam
Là địa điểm tập trung nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước với vốn đầu tư khá lớn, hoạt động đa dạng cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Các KCN, CCN ở TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương,… thu hút nhiều cơ hội kinh doanh với khả năng tăng trưởng kinh tế vượt trội. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa lý, khí hậu, nguồn nhân lực dồi dào càng thúc đẩy nhiều doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế vượt trội.
Có không ít trường hợp gây ô nhiễm nguồn nước, mà đối tượng lại chính những khu vực kinh tế trọng điểm này. Từ ô nhiễm nước ngầm, nước mặt đến việc thay đổi chất lượng nước sông Sài Gòn – Đồng Nai, kênh rạch. Người ta tìm thấy hàng trăm chất thải khác nhau, điển hình như chất hữu cơ, vô cơ, chất rắn, hóa chất, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, dung môi, kim loại nặng,… luôn vượt quá ngưỡng cho phép.
Vì thế mà các nhà máy XLNT như Nam Tân Uyên, Biên Hòa 2 hay Sóng Thần,… có vai trò điều tiết, thu gom và xử lý tất cả nguồn thải phát sinh. Tùy theo chi phí đầu tư, khả năng quản lý, vận hành mà lựa chọn giải pháp xử lý nước thải phù hợp.
Ở khu vực miền Trung
Mặc dù không có hoạt động kinh tế sôi động như các đô thị loại I, thế nhưng một số tỉnh thành vẫn có hoạt động sản xuất và kinh doanh khá mạnh mẽ. Chẳng hạn như Khánh Hòa, Bình Thuận, Quy Nhơn, Phú Yên, Quảng Ngãi,… hiện đang có xu hướng tăng trưởng kinh tế vì cách tiếp cận nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Nhiều Doanh nghiệp bắt đầu quay sang tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực có tính triển vọng cao như du lịch, khai thác mỏ, chăm sóc sức khỏe, nuôi trồng và chế biến thủy sản hoặc chăn nuôi với quy mô lớn.
Đa phần, tại các khu vực nông thôn, nước thải vẫn chưa được quản lý và kiểm soát tốt. Nước thải chăn nuôi, sinh hoạt, làng nghề từ các hộ gia đình là nguyên nhân chính khiến nguồn nước ngầm/nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trong khi đó, nhận thức của người dân trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp chưa được chú trọng. Các hoạt động sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc BVTV tràn lan và vứt bừa bãi khiến không ít nguồn nước bị ô nhiễm.
Ngoài ra, nhiều KCN, CCN hình thành ngày càng nhiều, thu hút khá nhiều người lao động, tạo việc làm ổn định, tăng nguồn thu nhập đáng kể. Để quản lý tốt nước thải công nghiệp bắt buộc phải thiết kế và xây dựng HTXLNT theo đúng lưu lượng, công suất xả thải.
Nhà máy xử lý nước thải khu vực miền Bắc
Cũng giống như TP. HCM, Hà Nội là khu vực đô thị loại I có tốc độ tăng trưởng vượt bậc nhất cả nước. Ở đây chủ yếu phát triển mạnh các lĩnh vực công nghiệp như sản xuất linh kiện phụ tùng, dệt may, da giày,… với sản lượng, chất lượng sản phẩm vượt trội.
Chính quyền địa phương đang tăng cường việc quản lý nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt bằng cơ chế chính sách dưới sự phối hợp giữa nhà nước với doanh nghiệp.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là triển khai kế hoạch xử lý nước thải tại Hà Nội bằng nhiều công nghệ, giải pháp hiện đại. Tất cả nguồn thải phải được cân nhắc, xem xét dựa trên đặc tính nguồn thải, thành phần và lưu lượng để lựa chọn công nghệ, lên phương án thiết kế, lắp đặt – xây mới hệ thống xử lý nước thải phù hợp nhất.