Bể phản ứng màng sinh học chuyển động MBBR và bể phản ứng sinh học màng MBR ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải để khắc phục một số hạn chế của các công nghệ truyền thống?
Chúng mang lại nhiều đặc tính hiệu quả về chi phí, tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế. Vậy giữa hai hệ thống này thì nên lựa chọn quy trình nào để mang lại hiệu quả XLNT tốt nhất.
Hệ thống MBR và MBBR có khác biệt gì?
Phân biệt theo định nghĩa
- MBR: bể phản ứng sinh học dạng màng
- MBBR: bể phản ứng màng sinh học chuyển động (bằng giá thể)
Phân biệt theo nguyên tắc
- MBR: Bùn hoạt tính và tách màng
- MBBR: màng sinh học
Ứng dụng thực tế của MBR và MBBR
- MBR: cải thiện tải lượng bùn thải hiệu quả, trong khi MBBR thuộc quy trình màng sinh học, cả hai có tác dụng đối với việc xử lý chất ô nhiễm hữu cơ như COD, BOD, nito, amoniac
- MBBR: xử lý TSS nhưng thường gặp vấn đề trong tắc nghẽn màng. MBBR không có khả năng xử lý SS, cần kết hợp với quá trình lắng hoặc xử lý bằng màng UF
- MBR không có khả năng xử lý TN nhưng MBBR có thể xử lý TN thông qua quá trình khử nito vì môi trường thiếu oxy trong màng sinh học
- MBR và MBBR giống nhau ở việc không có khả năng xử lý và loại bỏ photpho hóa học
So sánh chi phí
- MBR: chi phí đầu tư ban đầu thấp, tuổi thọ trung bình của modun màng thường tồn tại khoảng 5 năm và cần thay thế định kỳ. Vì yếu tố tắc nghẽn màng nghiêm trọng nên chúng phải được làm sạch trong quá trình hoạt động hàng ngày. Chi phí vận hành, bảo trì tương đối cao
- MBBR: vốn đầu tư ban đầu cao, yêu cầu việc quản lý màng sinh học thấp nên chi phí vận hành, bảo dưỡng rất thấp
Các vấn đề khác
- MBR: quá trình xử lý nhanh và cho kết quả đáng tin cậy hơn
- Chi phí thay thế linh kiện, thiết bị MBR cao hơn
- MBR tiêu thụ năng lượng cao, trong khi đó MBBR lại thấp hơn
- Không gian thiết kế của MBBR thường cao hơn MBR (vì nó không cần bể lắng thứ cấp)
- Màng MBR thích nghi tốt với sự thay đổi của chất độc hại, hóa chất còn MBBR thì thấp hơn
Màng sinh học trong bể MBR và MBBR
Màng sinh học là điều kiện quan trọng để VSV phát triển tham gia vào quá trình phân hủy và loại bỏ hết chất thải ô nhiễm:
- Đối với MBR: màng sinh học hình thành trong quá trình xử lý hiếu khí, nơi mà VSV nhận oxy để tăng trưởng tham gia trực tiếp vào quá trình khử chất ô nhiễm trước khi được lọc bỏ qua màng lọc
- Đối với MBBR: bể không cần vệ sinh thường xuyên nhưng màng sinh học thường bám dính vào giá thể vi sinh. Loại giá thể thường dùng nhất là Biochip, vi sinh duy trì và phát triển trong lỗ rỗng trước khi hình thành lớp màng sinh học để làm sạch nước thải.
Một hệ thống MBR sử dụng quá trình phân hủy sinh học và phân tách vật lý. Nó là bộ lọc sinh học với bộ đệm bùn hoạt tính. Sản lượng bùn ít hơn so với bể MBBR, do nồng độ vi khuẩn cao gấp 4 – 5 lần. Nếu như bạn cần hệ thống dễ vận hành cũng như lượng bùn thải ít hơn thì nên lựa chọn bể MBR. Còn với mục đích XLNT chủ yếu xử lý nito và photpho để thay thế quy trình xử lý sinh học truyền thống thì MBBR phù hợp hơn.
Trên đây là các thông tin về đặc tính, hiệu quả, khả năng xử lý của từng hệ thống đối với nước thải ô nhiễm. Nếu như bạn cần tìm đơn vị tư vấn thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải uy tín, đáng tin cậy thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để hỗ trợ dịch vụ tốt nhất.