Biển có vai trò hết sức quan trọng đối với sự sinh tồn của nhiều loài sinh vật và con người. Vậy ô nhiễm môi trường biển đảo có những tác hại như thế nào? Và các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng ra sao? Cùng chúng tôi – công ty xử lý nước thải Hợp Nhất theo dõi những phân tích dưới đây!
1. Những hệ lụy từ ô nhiễm môi trường biển đảo
Ô nhiễm nguồn nước nói chung và ô nhiễm môi trường biển đảo nói riêng khiến nước ta lâm vào khủng hoảng nặng nề. Mỗi năm đại dương tiếp nhận hơn 80 triệu tấn rác thải nhựa và ước tính đến năm 2050 sẽ có 12 tỷ tán rác thải nhựa làm ô nhiễm đại dương. Hiện nay các quốc gia Đông Nam đang phải đối mặt với các vấn đề rác thải nhựa không ngừng gia tăng. Còn ở Úc, mỗi năm có khoảng 1 triệu con chim chết và 100.000 động vật ven bờ bị thương hoặc bị chết vì tiếp xúc với nhiều hạt vi nhựa.
1.1. Môi trường biển đảo đang dần suy thoái
Rác thải nhựa là thủ phạm làm mất thẩm mỹ cảnh quan đại dương, tác động xấu làm suy giảm chất khoáng của môi trường đất, phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, làm suy giảm số lượng sinh vật sống ở đại dương. Rác thải nhựa được các loài cá tôm, thủy sinh tiêu thụ và con người làm lại sử dụng các loài hải sản ấy làm phát sinh nhiều bệnh tiêu hóa, hô hấp hoặc thậm chí ung thư,…
Nguồn rác thải nhựa mà địa dương tiếp nhận chủ yếu đến từ đất liền ven biển các cửa sông. Các dòng hải lưu kéo theo nhiều mảnh vụn nhựa từ bao bì thực phẩm từ khách du lịch, người dân vứt bỏ cũng trôi dạt ra biển. Nhiều mảnh lưới đánh cá từ các thuyền đánh cá vứt bỏ trôi đến các khu vực rừng ngập mặn ảnh hưởng đến sức khỏe của các loài thực vật rừng, động vật sống làm xấu thẩm mỹ cảnh quan và thảm thực vật biển.
Ô nhiễm do cơ sở nuôi trồng thủy sản, các mỏ khai thác làm suy giảm chất lượng nước. Các giếng thăm dò và khai thác dầu khí vùng biển Việt Nam thường gây ra nhiều sự cố tràn dầu và làm phát sinh chất thải rắn nguy hại.
1.2. Hệ sinh thái với nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng
Hệ sinh thái môi trường biển bị suy thoái, có khoảng 15 nghìn ha diện tích rừng ngập mặn bị mất mỗi năm và 80% rạn san hô của biển Việt Nam. Hiện nay có đến 100 loài hải sản trong vùng biển nước ta có nguy cơ tuyệt chủng dưới tác động của ô nhiễm môi trường biển gây ra.
Ngoài rác thải nhựa, con người cũng góp công trong việc làm biến dạng bộ mặt của biển đảo. Quá trình sử dụng chất nổ, chất độc để đánh bắt hải sản khiến hàng loạt sinh vật chết. Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, nông nghiệp chưa qua xử lý phát sinh từ các khu dân cư, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp đổ ra sông rồi chảy thẳng ra biển. Nhiều sự cố tràn dầu cũng khiến nước biển nhiễm nhiều chất độc hại.
2. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển đảo cho người dân
Cơ quan chức năng phải đề nghị các doanh nghiệp, xí nghiệp phải xử lý nước thải khu dân cư, xử lý nước thải công nghiệp bằng cách xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra cần có kế hoạch quy hoạch đánh bắt thủy hải sản theo cụm, theo vùng để tránh tình trạng khai thác tràn lan, khó kiểm soát như hiện nay.
Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng của 28 tỉnh thành ven biển. Khơi gợi hành động vì nguồn tài nguyên thiên thiên, tài nguyên sinh vật biển nhằm phát huy sức mạnh bảo vệ môi trường biển đảo. Cần tập trung phát triển kinh tế, khai thác sử dụng linh hoạt các nguồn tài nguyên, bảo vệ biển đảo xanh, sạch và nói không với rác thải nhựa dùng một lần.
Làm sao để hạn chế nguồn phát sinh gây ô nhiễm môi trường biển đảo?
Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn những hành vi khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên không hợp lý, phá hoại cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường vì còn sử dụng công nghệ lạc hậu. Phát huy ý thức người dân ven biển tạo ra nét đẹp văn hóa với môi trường góp phần hình thành nên cảnh quan và diện mạo mới khu vực ven biển thân thiện với môi trường sống.
Cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, rà soát việc thu gom, xử lý nước thải – chất thải ven biển, vận động và khuyến khích người dân trồng cây xanh ven biển, trồng rừng ngập mặn chắn cát bay, đề xuất biện pháp chống sạt lở ven bờ. Ngoài ra công tác giảm thiểu rác thải nhựa phải được phân loại, thu gom, tái sử dụng hoặc tái chế nhựa nhằm tăng cường sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm như bao bì, túi đựng một lần, túi dễ phân hủy sinh học. Thường xuyên xây dựng và tổ chức nhiều chương trình tại các trường học, khu dân cư ven biển bằng nhiều hoạt động bảo vệ môi trường biển đảo thiết thực và sinh động.
Như vậy, mỗi người dân và cả cộng đồng cần bảo tồn sự đa dạng sinh học, hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển môi trường sống an toàn gắn liền với sự phát triển kinh tế biển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp