Bùn thải là sản phẩm cuối cùng của quy trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Bất kỳ HTXLNT cũng phát sinh loại bùn này, nhưng công tác thu gom, xử lý lại khá phức tạp.
Bùn thải hình thành sau quá trình xử lý cơ học và sinh học. Mỗi loại bùn sẽ có đặc tính, thành phần và cách xử lý khác nhau.
Những quy định về thu gom và quản lý bùn thải
Theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP có quy định việc quản lý bùn từ hệ thống thoát nước, bể tự hoại cũng như tái sử dụng bùn thải. Hiện nay, việc đầu tư tập trung vào công trình đấu nối như trạm xử lý nước thải nhưng mạng lưới thu gom còn chậm.
Trong khi đó, bùn cạn vẫn còn thiếu phần đầu tư cho việc thu gom, xử lý bùn thải từ hệ thống. Vì thế mà công tác quản lý và xử lý bùn thường gặp rất nhiều khó khăn, nghiêm trọng hơn gây ô nhiễm môi trường.
Ở nhiều nước châu Á, châu Phi, bùn từ bể tự hoại và bùn từ hệ thống XLNT đang kết hợp xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống này khá tốn kém, phải yêu cầu trình độ quản lý cao.
Còn ở nước ta cũng có một số công nghệ xử lý với chi phí thấp. Chẳng hạn, người ta dùng bùn làm vật liệu xây dựng, làm phân bón sử dụng trong nông nghiệp, hoặc thu năng lượng từ việc tái sử dụng bùn thải.
Các sản phẩm được sản xuất từ bùn thải cần đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chi phí xử lý hợp lý.
Vậy bùn thải có đặc tính nào?
Đối với bùn từ bể lắng
Phần bùn bể lắng đợt 1 chứa nhiều chất hữu cơ chưa bị phân hủy. Bùn ở bể lắng đợt 2 có cấu tạo dạng bông bùn đã qua xử lý sinh học với chất hữu cơ chỉ được phân hủy một phần.
Phần bùn có mùi hôi rất khó chịu, không độc hại và dùng để sản xuất phân bón hữu cơ. Người ta thường thêm vôi bột để khử chua hoặc dùng chế phẩm sinh học khử mùi rất hiệu quả.
Hầu hết, ở hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thì lượng bùn chứa rất nhiều chất hữu cơ, vi khuẩn, với độ ẩm lớn và bùn tươi được thu gom làm phân bón cho nông nghiệp.
Bùn từ hệ thống XLNT
Khi xử lý nước thải, đặc tính của nó thường chứa nhiều kim loại nặng. Vì thế bùn thải chứa nhiều chất vô cơ, hóa chất, dung môi, hữu cơ, chất tẩy rửa, kim loại. Vì khó xử lý nên loại bùn này được xếp vào loại bùn thải nguy hại. Quản lý và xử lý bùn thải công nghiệp theo quy định trong quản lý chất thải nguy hại.
Đặc biệt, bùn dư từ các ngành mỹ phẩm, sơn, hóa chất, dệt nhuộm,… chứa rất nhiều chất độc hại. Vì thế cần xử lý bùn thải hợp lý để tránh gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Phân loại và phương pháp xử lý bùn thải
Các loại bùn
- Bùn sinh học: có mùi hôi nhưng không độc hại, người ta dùng làm phân bón hữu cơ sau khi khử mùi.
- Bùn thải công nghiệp không độc hại: khá an toàn để dùng cho nhiều mục đích khác nhau.
- Bùn thải công nghiệp nguy hại: chứa nhiều kim loại nặng (Cu, Mn, Fe, Zn,…) nên phải được xử lý tránh gây hại đến môi trường và sức khỏe con người.
Các phương pháp xử lý
- Tách bỏ tạp chất khô: cách thực hiện khá đơn giản khi vận hành hệ thống xử lý nước thải loại bỏ hết tạp chất khô để không làm tắc nghẽn đường ống dẫn nước.
- Nén bùn: phương án ngày càng ứng dụng rộng rãi vì cách thực hiện đơn giản, dễ dàng bằng cách làm giảm độ ẩm của bùn, đồng thời tăng nồng độ chất rắn.
- Tách nước: thường kết hợp với sân phơi bùn, ép lọc cơ giới bằng vải lọc hoặc màng lọc. Hàm lượng chất rắn thu được có thể đạt từ 40 – 50%.
Trên đây là những lưu ý về cách phân loại và xử lý bùn thải hiệu quả nhất. Quý Khách hàng nếu cần hỗ trợ thêm nhiều dịch khác như thiết kế hệ thống xử lý nước thải thì liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!