Lọc sinh học – Giải pháp xử lý khí thải bụi sơn

Lọc sinh học là phương pháp xử lý khí thải bụi sơn khá phổ biến hiện nay để loại bỏ các tạp chất gây ô nhiễm lẫn trong khí thải? Quy trình xử lý diễn ra thế nào? Mời bạn cùng Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu qua nhé!

Quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp lọc sinh học

Hệ thống tạo điều kiện để VSV phát triển và phân hủy hết mùi hôi và chất hữu cơ ô nhiễm với cấu tạo buồng kín chứa vsv và hấp thụ hơi nước trong các nguyên liệu lọc. Đặc trưng của nguyên liệu lọc được thiết kế và bố trí với khả năng hấp thụ lớn, độ bền cao, ít làm suy giảm áp lực luồng khí đi ngang.

Khuyến khích sử dụng nhiều lớp nguyên liệu lọc để tránh hiện tượng bị dồn nén và tạo không gian luồng khí đi ngang qua. Đây cũng là điều kiện quan trọng tạo sự thuận lợi trong việc bảo trì hoặc thay mới nguyên liệu này.

Đối với cách xử lý khí thải này, chất ô nhiễm được bơm vào buồng phía dưới nguyên liệu lọc đã được làm ẩm lúc này chất khí sẽ đi ngang qua các lớp vật liệu và bị hấp thụ và phân hủy hoàn toàn. Phần khí thải đã lọc sạch sẽ thải vào khí quyển qua hệ thống lọc. Hiện nay người ta ứng dụng hệ thống lọc sinh học để xử lý mùi và chất hữu cơ dễ bay hơi.

Đặc trưng của nguyên liệu lọc

Lớp nguyên liệu lọc phải được làm ẩm để tạo điều kiện thuận lợi chuyển chất ô nhiễm từ pha khí sang pha lỏng nhờ quá trình phân hủy sinh học. Cơ chế của lọc sinh học chủ yếu phụ thuộc vào quá trình hấp phụ, hấp thụ và phân hủy nhờ vsv. Và vsv qua màng sinh học sẽ hấp thụ và biến chất thành nước, CO2 và các loại muối.

Các chất nền ủ phân compost, đất, plastic, phụ phẩm của gỗ là những nguyên liệu lọc phổ biến nhất. Đặc điểm của chúng thường có diện tích bề mặt lớn để hấp thụ hết chất ô nhiễm, cung cấp chất dinh dưỡng cho VSV. Và chúng có đặc trưng:

  • Có tuổi thọ cao và phải thay mới thường xuyên.
  • Phải có khả năng giữ ẩm để tạo lớp màng sinh học.
  • Phải có diện tích bề mặt lớn để tạo điều kiện quá trình hấp thụ xảy ra.
  • Phải chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cung cấp cho vsv.
  • Phải có độ ổn định lý học.

Điều chỉnh các thông số thiết kế hệ thống lọc sinh học

  • Về diện tích: đối với những lưu lượng khí thải lớn cần diện tích lớn.
  • Về thành phần hóa học và hàm lượng chất ô nhiễm trong khí thải: hệ thống này chỉ hoạt động tốt khi nồng độ chất không hòa tan thấp. Đối với nguồn thải có nồng độ hợp chất chlor phân hủy sinh học chậm thì cần hệ thống xử lý có quy mô lớn.
  • Về thời gian lưu trú: là thời gian để VSV tiếp xúc với nguồn khí. Thời gian càng dài thì cho hiệu suất xử lý càng lớn thông thường thời gian lưu trú dao động từ 30 giây đến 1 phút.
  • Về ẩm độ: giúp giữ độ ẩm cho màng sinh học. Vì thế luồng khí thải thường đi qua hệ thống làm ẩm trước khi đi vào hệ thống lọc sinh học. Và độ ẩm thường lớn hơn 95%.
  • Về nồng độ pH: sản phẩm phụ từ phân hủy sinh học thường là acid hữu cơ vì thế cần điều chỉnh nồng độ pH thích hợp để VSV hoạt động.
  • Về nguyên liệu lọc: chúng phải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho VSV và độ ẩm thường duy trì ở mức 30 – 60%.
Giải pháp lọc sinh học xử lý khí thải bụi sơn
Giải pháp lọc sinh học xử lý khí thải bụi sơn

Ưu/nhược điểm của công nghệ lọc sinh học

Ưu điểm của hệ thống lọc sinh học

  • Giá hệ thống xử lý khí thải này thích hợp với quy mô hệ thống vừa và nhỏ.
  • Chi phí đầu tư thấp vì vận hành ít sử dụng hóa chất.
  • Thiết kế linh động dễ dàng thích nghi với nhiều nguồn thải công nghiệp.
  • Hiệu suất khử mùi hôi, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thường đạt khoảng 90%.
  • Đa dạng nguồn nguyên liệu lọc nên vsv dễ dàng thích nghi trong nhiều điều kiện vận hành khác nhau phù hợp với nhu cầu xử lý.

Nhược điểm của hệ thống lọc sinh học

  • Không thích hợp để xử lý nguồn thải ô nhiễm có nồng độ hấp phụ và phân hủy sinh học chậm.
  • Không thích hợp để xử lý nguồn thải có nồng độ hóa chất cao.
  • Thời gian thích nghi của VSV khá cao từ vài tuần đến vài tháng.

Cần liên hệ dịch vụ xử lý khí thải của Hợp Nhất, Quý KH có thể liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!