Bên cạnh chất hữu cơ phân hủy sinh học, Khử kim loại trong nước thải chăn nuôi cũng được coi là cách giảm thiểu những chất ô nhiễm cũng như nâng cao khả năng tái chế nước. Hiện các hệ thống xử lý nước thải sử dụng nhiều kỹ thuật làm sạch hiệu quả và tiết kiệm chi phí, nhưng để loại bỏ hết thành phần kim loại lại rất phức tạp.
Tính bền vững trở thành mục đích sử dụng tốt nhất cho các dịch vụ môi trường mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào. Các phương pháp truyền thống thường không hiệu quả trong việc cung cấp nước an toàn do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Do đó những phương pháp mới sẽ cần thiết hơn để tiết kiệm chi phí, thời gian cũng như thúc đẩy việc tái sử dụng nước thải hiệu quả.
1. Loại bỏ kim loại nặng từ nước thải chăn nuôi
Người ta sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để hấp thụ và chuyển hóa chất thải. Trong đó, việc sử dụng thực vật cũng được ứng dụng hiệu quả khi chất ô nhiễm trở thành nguồn cấp dinh dưỡng đối với thực vật và sử dụng chúng làm điều kiện phát triển. Khi kết hợp giữa xử lý thực vật và lọc sinh học làm tăng giá trị xử lý và thu hồi nhiều kim loại hơn.
Khả năng tồn tại lâu trong môi trường ô nhiễm như kim loại cho phép nhiều loại thực vật được dùng để xử lý nước thải. Đối với khu vực bị ô nhiễm nặng, việc lọc thực vật bằng rễ, chồi và cây con ngày càng được áp dụng rộng rãi để phân tách chất thải. Những loài thực vật này có tác dụng hấp thụ Cd, Cr, Ni, Fe, Cu và Zn.
2. Loại bỏ kim loại bằng hệ thống đất ngập nước
Thông qua hệ thống đất ngập nước, thực vật có thể XLNT chăn nuôi, hấp thụ kim loại thông qua các phản ứng lý – hóa – sinh. Thực vật hút chất ô nhiễm qua rễ, cải thiện việc loại bỏ chất ô nhiễm bằng các cung cấp môi trường lý tưởng để VSV phát triển. Phương pháp này hiện nay cũng được dùng nhiều trong xử lý nước thải rỉ rác, đô thị, công nghiệp, nông nghiệp. Những cơ chế hoạt động của chúng khác nhau như biến đổi thành tế bào, cô lập kim loại nặng vào thành tế bào, tiết ra chất nền liên kết ion.
Trong giai đoạn xử lý thứ cấp và bậc 3, thực vật chủ yếu thu hồi nito và photpho. Với những cải tiến gần đây liên quan đến dòng chảy ngang – dọc, dòng chảy dưới bề mặt hiệu quả hơn trong việc khử chất rắn, BOD5, nito, kim loại, chất hữu cơ và cả hợp chất chứa nito, photpho hữu cơ.
3. Lợi ích từ Xử lý nước thải bằng thực vật
Dưới đây là 2 lợi ích dễ thấy nhất từ việc xử lý nước thải bằng thực vật:
3.1. Cô đặc được kim loại
So với các công nghệ khác, việc dùng thực vật để Khử kim loại trong nước thải chăn nuôi có nhiều ưu điểm hơn quy trình vật lý – hóa học. Vì các quá trình vật lý liên quan đến kết tủa kim loại dưới dạng muối hoặc hydroxit không hòa tan, sau đó nước thải mới được keo tụ và phân tách. Còn phản ứng hóa học chủ yếu hấp phụ lên chất nền, sau đó chất này được cải tạo thông qua trao đổi ion hoặc chôn lấp.
Cả hai cách trên đều cần diện tích bề mặt lớn để lắp đặt, sử dụng hóa chất (kiểm soát nhiệt độ, pH, keo tụ, hấp phụ hay tái sinh) và cần nhiều năng lượng. Trong khi đó xử lý bằng thực vật lại thu được hàm lượng kim loại cô đặc giúp cho việc tái chế dễ dàng hơn. Sinh khối của thực vật cũng dùng để sản xuất khí sinh học trong quá trình lên men kỵ khí.
3.2. Tận dụng được các nguồn thải
Các quá trình kỵ khí phân hủy chất thải thành đường và phân tử hữu cơ. Dưới tác dụng của VSV sản xuất ra khí sinh học trong điều kiện yếm khí, hỗn hợp này chứa khoảng 60% metan được thay thế cho nhiên liệu các lò hơi, sưởi hoặc đốt cháy. Còn phần chất thải chứa hàm lượng N, P, K cao được dùng cho lĩnh vực nông nghiệp.
Như vậy việc kết hợp giữa xử lý thực vật và lọc sinh học có thể phát triển thành chiến lược xử lý bền vững hơn. Hiện nay để tìm ra hướng đi mới thân thiện với môi trường, các cơ sở, trang trại chăn nuôi cần nâng cao kiến thức về kỹ thuật xử lý môi trường, nhất là nước thải.
Nếu quý doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi cần tìm dịch vụ xử lý nước thải chăn nuôi, hãy liên hệ ngay Công ty xử lý nước thải qua Hotline 0938.857.768. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.