Sơn là thành phần không thể thiếu và chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, và đặc biệt sử dụng nhiều trong các ngành liên quan đến trang trí. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên do khác nhau mà sơn lại chính là tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí dưới dạng rắn, lỏng hoặc khí. Vì thế xây dựng hệ thống xử lý khí thải phòng sơn là cách giải quyết thiết thực đóng góp to lớn vào công tác bảo vệ môi trường của toàn xã hội.
1. Ô nhiễm khí thải phòng sơn diễn ra như thế nào?
Sơn không chỉ phát thải mùi hôi khó chịu chứa nhiều dung môi hữu cơ và các oxit kim loại mà chúng còn phát sinh bụi với kích thước siêu nhỏ. Tuy buồng phun sơn được thiết kế riêng biệt, cách ly với môi trường bên ngoài nhưng do nhiều yếu tố khác nhau mà chúng hầu như đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến không khí xung quanh.
Mặc khác tùy theo điều kiện cụ thể, sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu khác nhau trong việc thiết kế buồng phun sơn phù hợp đáp ứng đầy đủ yêu cầu của doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm.
Đặc biệt, vì được thiết kế kín nên buồng phun sơn lại quay ngược trở lại ảnh hưởng đến không gian và nhân công làm việc. Mặc dù được bố trí hệ thống xử lý khí thải phòng sơn nhưng vì lượng bụi phát sinh quá nhiều cộng với diện tích giới hạn khiến bụi sơn tích tụ ngày càng nhiều, là tác nhân khiến năng suất và hiệu suất làm việc giảm sút đáng kể. Vì thế mà môi trường phải hứng chịu lượng không khí ô nhiễm này?
2. Đặc trưng – Tính chất khí thải phòng sơn
Bụi phát sinh từ phòng sơn là một bụi hóa học tổng hợp, nếu con người tiếp xúc trong thời gian dài rất dễ gây hại đối với cơ thể và đặc biệt đe dọa đến sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
- Chì: thường xuất hiện trong bột gỉ, bột màu vô cơ khiến màu sắc tươi hơn, là thành phần khiến sơn khô nhanh hơn, cứng hơn.
- Thủy ngân lại giúp bảo quan, chống vi khuẩn và rêu mốc đối với vật dụng.
- Dung môi hữu cơ tồn tại ở dạng lỏng và khí.
- Bột màu chứa nhiều oxit kim loại phát sinh nhiều ion kim loại nặng và chúng tồn tại dưới dạng bụi và bay ra ngoài môi trường.
Khí sơn bao gồm các chất và thành phần cơ bản dưới đây:
- Chất tạo màng: Có khả năng tạo độ kết dính, màng liên kết giữa các thành phần có trong nước sơn giúp sơn sau khi hoàn thành có được độ rắn và diện tích bao phủ tốt hơn.
- Chất bay hơi: Hợp chất này gồm nước, dung môi hữu cơ, dung môi hòa tan,.. giúp làm loãng nồng độ sơn, giúp sơn bay hơi nhanh, khô nhanh.
- Chất tạo màu: Chúng tồn tại dưới dạng rắn, mịn và không hòa tan.
- Chất phụ gia: Bao gồm chất chống rêu mốc, chất chống bẩn,… chúng là một mùi hỗn hợp gây mùi khó chịu, làm không khí xung quanh trở nên khó chịu và thậm chí gây ngạt thở đối với người tiếp xúc trong môi trường đó quá lâu.
Cần tìm ra hệ thống xử lý khí thải phòng sơn phù hợp giúp cải thiện môi trường làm việc trong sạch, giúp người lao động có bầu không khí làm việc trong lành, giúp tinh thần làm việc được nâng cao cũng như giảm được các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
3. Quy trình công nghệ hệ thống xử lý khí thải phòng sơn
3.1. Xử lý dòng khí tại Cyclon
Trong quá trình phun sơn lên sản phẩm có phát sinh nhiều khí thải và bụi sẽ được hệ thống quạt hút thu gom và nhờ ống dẫn khí đưa trực tiếp vào Cyclon. Lúc này dòng khí chuyển động xoáy ốc bên trong diện tích của Cyclon có hình trụ và đi thẳng xuống chạm đáy hình phễu. Dòng khí tiếp tục bị dội ngược trở lên và vẫn giữ nguyên trạng thái di chuyển dạng xoáy ốc và thoát ra ngoài. Ngay tại thời điểm này, các hạt bụi sẽ chịu tác dụng trực tiếp lực ly tâm khiến chúng có xu hướng di chuyển về phía thành ống có thân hình trụ, va đập vào đó và mất động năng và rơi xuống đáy phễu. Nhờ thế mà bụi được xả ra ngoài môi trường theo định kỳ.
3.2. Xử lý dòng khí tại thiết bị rửa khí Venturi
Sau khi dòng khí được xử lý tại Cyclon thì chúng được hút chuyển đến thiết bị rửa khí Venturi. Bên trong thiết bị này, khí chuyển động với vận tốc cao từ 70 – 150 m/s. Tiếp theo dẫn nước phun vào thiết bị, khi chúng gặp vận tốc lớn sẽ biến thành các giọt nước nhỏ, bụi và nước tiếp xúc với và va đập với nhau. Vì bụi có trọng lượng nhỏ hơn sẽ bị các giọt nước kéo theo xuống đáy thiết bị, còn phần khí sau khi được lọc bỏ sẽ thoát ra nhờ ống dẫn khí.
3.3. Xử lý dòng khí tại tháp hấp thụ
Lúc này, dòng khí tiếp tục được dẫn qua tháp hấp thụ để xử lý khí thải. Lúc này cho dung dịch NaOH để hấp thụ các loại khí độc phát sinh trong quá trình phun sơn. Được biết, lượng dung dịch NaOH được bơm từ trên xuống dưới và đồng thời đưa dòng khí từ dưới lên trên giúp pha nước và pha khí tiếp xúc với nhau được dễ dàng hơn. Dung dịch NaOH sẽ được tái sử dụng lại cho quá trình xử lý phía sau.
Sau đó, xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ cuối cùng cũng đạt tiêu chuẩn cho phép và theo ống khói thải ra môi trường không khí xung quanh.
Trên đây là những thông tin và quy trình xử lý khí thải bụi sơn đạt hiệu quả cao mà công ty môi trường Hợp Nhất đã tổng hợp. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ ngay dịch vụ xử lý khí thải của chúng tôi theo Hotline: 0938.857.768 – 0938.089.368 để được tư vấn miễn phí nhé!