Giải pháp XLNT chế biến mủ cao su

Ngành công nghiệp cao su đang có sự phát triển mạnh mẽ nhưng lại tạo ra rất nhiều tiêu cực, nổi bật trong số đó phải kể đến nước thải chứa nhiều hóa chất độc hại. Phần nước thải thô từ các nhà máy sản xuất chứa chất ô nhiễm không thể thải trực tiếp ra ngoài môi trường nên cần xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Nguồn thải này chứa các hạt cao su không đông tụ cùng nhiều chất ô nhiễm hòa tan như axit axetic, đường, protein, muối vô cơ.

Nước thải mủ cao su cũng được xử lý qua sục khí, clo hóa, sulfo hóa, xử lý sinh học, lọc, đông tụ, oxy hóa ozon, than hoạt tính hoặc axit sunfuric để tách mủ từ nước thải. Các ưu điểm của những phương pháp này với mục đích giảm BOD, COD, giảm tiêu thụ năng lượng và thu hồi nước.

Một số giải pháp xử lý nước thải mủ cao su

  • Keo tụ: dùng chất keo tụ như muối sắt, muối nhôm để liên kết các hạt rắn lơ lửng trong nước dưới dạng bông cặn dễ lắng hơn.
  • Hệ thống bể phản ứng kỵ khí vách ngăn (ABR) như giải pháp loại bỏ nito. Điều kiện hiếu khí tăng cường khả năng phân hủy sinh học, đồng thời diễn ra quá trình nitrat hóa – khử nitrat dùng natri axetat làm nguồn cacbon trong điều kiện không có oxy. Vi khuẩn tạo khí metan sử dụng hydro phân hủy hợp chất hữu cơ trong nước thải cao su.
  • Bể phản ứng bùn kỵ khí dòng lên (UASB) là hệ thống triển vọng nhất với chi phí vận hành thấp và thu hồi năng lượng dưới dạng metan để XLNT công nghiệp. Bể phản ứng kỵ khí có nhiều ưu điểm hơn so với quy trình bùn hoạt tính như chi phí thấp, tận dụng nguồn năng lượng lớn, sản xuất bùn dư thấp và không yêu cầu thiết bị công nghệ cao. Nhờ quá trình xử lý kỵ khí mà giúp chuyển đổi hợp chất hữu cơ phức tạp thành dạng khí CH4, CO2 và nước.
  • Công trình xử lý hiếu khí dựa vào VSV sinh trưởng lơ lửng (bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, bể phản ứng) và VSV dính bám phát triển (bể lọc nhỏ giọt, đĩa sinh học,…). Do đó mà xử lý sinh học thường được ưu tiên để xử lý nguồn thải này vì hiệu suất xử lý cao, tạo khí sinh học dồi dào, an toàn với môi trường.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mủ cao su

Xác định mục đích XLNT

  • Xử lý để tái sử dụng.
  • Xử lý để thải ra nguồn tiếp nhận.

Tích hợp các phương pháp

  • Xử lý cơ học: lọc, lắng, tách, làm thoáng, lắng cát.
  • Xử lý hóa – lý: trung hòa, oxy hóa – khử, tuyển nổi, hấp thụ, hấp phụ, trao đổi ion, tách màng, điện hóa.
  • Xử lý sinh học: hiếu khí – thiếu khí, công nghệ tự nhiên và nhân tạo.

Các tiêu chí lựa chọn công nghệ

  • Công suất của HTXLNT chính.
  • Đặc tính, thành phần và mức độ cần xử lý.
  • Xác định tiêu chuẩn xả thải từng địa điểm có phù hợp không.
  • Điều kiện lắp đặt công trình và thiết bị – máy móc,
  • Xác định chi phí đầu tư, vận hành, bảo trì.

Nhiều người nghĩ rằng HTXLNT chỉ có chức năng làm sạch nước, kiểm soát nước thải an toàn với môi trường. Nhưng nó cũng cần được vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải.

Khi hệ thống thay đổi và già đi, bạn phải có giải pháp đáp ứng đầy đủ nhu cầu phù hợp với thiết kế, yêu cầu xây dựng cùng việc duy trì quá trình hoạt động. Và HTXLNT mủ cao su cũng vậy, nó cần một kế hoạch vận hành chặt chẽ, một giải pháp cải tạo – nâng cấp đúng thời điểm và sự quan tâm từ quá trình bảo trì – bảo dưỡng để tăng hiệu quả cũng như duy trì tuổi thọ lâu hơn.

Ngoài những phương án nêu trên, nếu bạn cần tham khảo những giải pháp khác thì hãy liên hệ với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768. Chúng tôi sẽ tiếp nhận nhu cầu và thắc mắc của khách hàng để phát triển giải pháp XLNT trọn gói như thiết kế, thi công, chuyển giao hệ thống, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống kịp thời và đúng lúc nhất.