Giải pháp sinh học xử lý nước nhiễm mặn

Xử lý nước thải nhiễm mặn bằng cách sử dụng vi sinh vật để loại bỏ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng tối ưu về chi phí, thân thiện và an toàn hơn so với phương pháp hóa lý. Ngành chế biến cá, thủy sản thường tạo ra nước thải ô nhiễm hữu cơ và độ mặn cao. Bên cạnh việc tái sử dụng nước thì xử lý nước thải nhiễm mặn rất quan trọng đối với môi trường và con người thông qua việc giảm thiểu chất thải, năng lượng và nhiều lợi ích khác.

giải pháp xử lý nước thải nhiễm mặn
Giải pháp xử lý nước thải nhiễm mặn

1. Vấn đề trong nước thải ngành công nghiệp chế biến thủy sản nhiễm mặn

Nước thải từ ngành chế biến thủy sản chủ yếu từ việc bảo quản, làm sạch, ngâm rửa chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ có nguồn gốc từ hợp chất cacbon, hợp chất chứa nito (protein, peptit, amin). Nước thải đầu ra còn chứa chất rắn lơ lửng, chất hòa tan, vi khuẩn.

Một trong những vấn đề khác của nước thải ngành này là độ mặn cao (NaCl). Nói chung, nước thải đặc trưng bởi các đặc tính hóa lý với sự hiện diện của COD, BOD5, nito hữu cơ, pH, photpho, NH3, nhiệt độ, mùi, màu sắc, nồng độ muối và hàm lượng chất rắn.

Đặc điểm nước thải ngành công nghiệp chế biến thủy sản
Đặc điểm nước thải ngành công nghiệp chế biến thủy sản

Việc phát triển ngành thủy sản ồ ạt không có quy hoạch cụ thể sẽ gián tiếp tạo thêm gánh nặng đối với môi trường do nhiều nhà máy chế biến xả nước thải chưa qua xử lý hoặc chỉ xử lý một phần ra nguồn tiếp nhận.

Việc không tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, thiếu công nghiệp xử lý, chưa vận hành và bảo trì đúng cách là những nguyên nhân gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Đồng thời, ngành chế biến thủy sản đang phải đối mặt với mức chi phí để xử lý nước thải cao, đặc biệt liên quan đến vận hành hệ thống về tải lượng hữu cơ, hàm lượng muối và mùi hôi.

2. Giải pháp sinh học để xử lý nước thải nhiễm mặn

Để xử lý nước thải nhiễm mặn hiện nay người ta sử dụng vi sinh vật chịu mặn tốt. Đặc điểm của các vi sinh này là nồng độ muối trong nội bào của chúng thấp. 

2.1. Đặc tính xử lý và hạn chế

Hệ thống này liên quan đến việc sử dụng bể phản ứng sinh học chứa chất ô nhiễm để tăng cường sự phát triển của vi sinh vật. Nước thải từ nhà máy chế biến chứa nhiều thành phần dinh dưỡng đáng kể nên dễ dàng tái sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một vấn đề quan trọng khác, nước thải chế biến thủy sản chứa nồng độ muối NaCl cao. Độ mặn phụ thuộc vào loại sản phẩm hoặc khối lượng nước được sử dụng. Phần nước thải phát sinh chủ yếu từ các giai đoạn như sơ chế, ngâm, rửa và đóng hộp thành phẩm.

Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản
Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản

Khi độ mặn quá cao sẽ gây ra các căng thẳng liên quan đến phản ứng sinh học trong quá trình phân hủy chất hữu cơ. Điều này dẫn đến giảm hiệu quả xử lý sinh học. Khi hàm lượng muối cao sẽ tạo ra hiện tượng phân ly tế bào, tăng hàm lượng chất rắn trong nước thải.

Trong các hệ thống sinh học thì nồng độ muối trên 2% trong nước thải sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn. Quá trình loại bỏ nito, oxy hóa amoniac thành nitrit, nitrat xảy ra trong điều kiện hiếu khí và khử nitrat thành khí nito xảy ra trong môi trường thiếu khí.

Đồng thời, quá trình nitrat hóa dễ bị ức chế bởi muối. Chẳng hạn vi khuẩn Nitrobacter bị ảnh hưởng bất lợi khi độ mặn cao hơn Nitrosomonas dẫn đến tích tụ nitrit trong nước thải. Tốc độ khử nito cũng trở nên nhạy cảm hơn.

2.2. Giải pháp khắc phục hạn chế trong xử lý nước thải nhiễm mặn

Để khắc phục những hạn chế trên, người ta ứng dụng quá trình phân hủy sinh học hiếu khí trong hệ thống liên tục áp dụng với hệ thống quy mô nhỏ để đạt được mục đích kinh tế và công nghệ xử lý.

Hệ thống dòng chảy liên tục có khả năng giảm thiểu chất ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước phù hợp để tái sử dụng hiệu quả hơn. Các chất ô nhiễm cùng độ muối cao sẽ bị phân hủy sinh học bởi quần thể vi sinh vật  tự nhiên trong điều kiện hiếu khí thông qua việc bổ sung oxy liên tục.

Nước thải sau xử lý không có mùi khó chịu nhưng vẫn chứa hàm lượng nito, protein và photpho nhất định nên có thể tái sử dụng như một loại phân bón với mức độ an toàn và thân thiện với môi trường hơn.

Các công nghệ XLNT nhiễm mặn hiện tương đối dễ đầu tư, thiết kế và chi phí hợp lý. Với việc nhiều công nghệ sẵn có trên thị trường sẽ giúp bạn lựa chọn mô hình phù hợp với nhu cầu về công suất, quy mô, giá thành và khả năng xử lý.

Hãy liên hệ ngay Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn dịch vụ thiết kế hệ thống xử lý nước thải cùng các vấn đề mà bạn đang gặp phải!