Duy trì hệ thống xử lý nước thải bậc ba

Xử lý nước thải bậc ba thường bổ sung cho quá trình xử lý sơ cấp và thứ cấp nhằm mục đích loại bỏ chất hữu cơ, vô cơ, độ đục, nito, photpho, kim loại. Giai đoạn xử lý bậc ba trở thành giai đoạn xử lý bổ sung nước thải với hình thức xử lý dựa vào nhu cầu, tiêu chuẩn và mục đích sử dụng nước sau xử lý. Vậy hệ thống xử lý bậc ba bao gồm những quy trình điển hình nào?

Lựa chọn quy trình xử lý bậc ba

Photpho và nito là hai hợp chất thường gặp trong nước thải thứ cấp. Nếu không xử lý triệt để chất dinh dưỡng, chúng rất dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, suy thoái nguồn tiếp nhận và hệ sinh thái xung quanh.

Việc lựa chọn thông số nào để xử lý và tích hợp trong các quy trình phải phù hợp từng cơ sở. Các quy trình xử lý bậc ba phổ biến nhất phải kể đến như tách màng, hấp phụ, oxy hóa nâng cao, trao đổi ion, khử trùng,… Các hình thức xử lý điển hình như:

  • Lọc: hiệu quả giảm BOD trong nước thải thông qua các hệ thống lọc màng tiên tiến thay thế cho bộ lọc cát thông thường. Thay vì phải thay vật liệu lọc thường xuyên gây tốn kém thì lọc màng vừa cho hiệu quả xử lý vượt trội vừa có thời gian, tuổi thọ sử dụng lâu hơn.

+ Thường áp dụng màng MF/UF với hiệu quả loại bỏ nhiều hợp chất.

+ Thường kết hợp cùng với màng RO, PAC hoặc bể phản ứng sinh học màng MBR.

  • Ứng dụng kỹ thuật màng RO

+ Diện tích màng, kích thước lỗ màng mang lại hiệu quả loại bỏ chất thải vượt trội.

+ Kết hợp cùng quá trình keo tụ, UF tăng khả năng xử lý.

+ Yêu cầu trong quản lý, phương án xử lý ngăn chặn tắc nghẽn màng.

  • Hấp phụ cacbon: các chất hữu cơ còn sót lại vẫn chưa được xử lý thông qua quy trình XLNT thứ cấp. Và hấp phụ dựa trên than hoạt tính được ứng dụng để loại bỏ chất ô nhiễm trong điều kiện môi trường không có oxy.

+ Phụ thuộc vào loại nước thải, thời gian tiếp xúc, pH, cấu trúc cacbon.

+ Yêu cầu phải tái tạo than hoạt tính để tăng việc loại bỏ chất ô nhiễm.

  • Loại bỏ photpho: bao gồm việc sử dụng clorua sắt hoặc phèn chua trong bể phản ứng trước khi tạo ra kết tủa dễ lắng.
  • Loại bỏ nito: tồn tại dạng amoniac, nito được xử lý thông qua phương pháp sinh học – hóa học:

+ Quá trình nitrat hóa: xảy ra hệ thống bùn hoạt tính, vi khuẩn chuyển nito hữu cơ thành amoniac, nitrat thành nito dioxit.

+ Tách amoniac: nito dạng amoniac được loại bỏ về mặt hóa học bằng cách nâng pH chuyển ion amoni thành amoniac.

  • Ozone hóa

+ Mang lại khả năng xử lý tốt nhất.

+ Máy tạo ozone đang trở nên phổ biến với khả năng khử ô nhiễm bằng bong bóng khí.

+ Loại bỏ hoàn toàn chất hữu cơ hòa tan, vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh vì O3 là chất oxy hóa mạnh.

  • Quy trình UV/H2O2:

+ Khả năng loại bỏ nhiều hợp chất ô nhiễm phức tạp khác nhau.

+ Quá trình xử lý phụ thuộc vào nhiệt độ, pH và liều lượng H2O2/UV hoặc Fenton.

Giải pháp duy trì tính ổn định quy trình bậc ba

Các đặc điểm hóa lý như pH, độ dẫn điện, hàm lượng hữu cơ, nồng độ sinh khối gây ra những sự biến đổi của chất ô nhiễm. Xử lý nước thải đòi hỏi thời gian, năng lượng và chi phí. Các phương pháp tối ưu hóa quy trình xử lý đều rất quan trọng vì mục tiêu bền vững, giảm tiêu thụ năng lượng.

Xử lý nước thải được thực hiện bằng quy trình lý – hóa – sinh. Hóa chất thường được sử dụng bao gồm việc chuyển đổi chất ô nhiễm thông qua phản ứng hóa học. Hoặc các quá trình trung hòa được triển khai bằng cách kiểm soát nồng độ pH để tối ưu hóa quá trình loại bỏ kim loại.

Việc lựa chọn công nghệ một cách chính xác nhất thường gặp nhiều khó khăn trong việc phân hủy chất ô nhiễm. Hầu hết những công nghệ này thường phù hợp với mục tiêu việc loại bỏ chất thải, giảm COD, tái sử dụng nước thải một cách tốt nhất. Kỹ thuật xử lý phải đáp ứng việc xử lý đa năng nhiều dòng thải, ít phát sinh chất thải thứ cấp, phù hợp với các quy mô nguồn thải vừa và nhỏ.

Các hoạt động vận hành, bảo trì thường rất quan trọng và không thể thiếu đối với hệ thống XLNT. Bảo trì thường liên quan đến máy móc, thiết bị nhằm ngăn ngừa sự cố xảy ra. Điều này giúp tránh lãng phí thời gian, tiết kiệm chi phí, kéo dài tuổi thọ thiết bị. Khi bảo trì đúng cách sẽ giúp duy trì tính hiệu quả, mang lại tính kinh tế cùng chi phí vận hành tối thiểu.

Các hình thức bảo trì hệ thống xử lý bậc ba

  • Bảo trì phòng ngừa: ngăn ngừa sự cố xảy ra bên trong với phương án tốt nhất. Nhờ vậy mà giúp người vận hành tiết kiệm, quy trình XLNT không bị gián đoạn.
  • Bảo trì khắc phục: sửa chữa, thay thế thiết bị, máy móc khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra.

Công ty môi trường xử lý nước thải Hợp Nhất là đơn vị tư vấn thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải một cách chỉnh chu, chất lượng và uy tín nhất. Quý Doanh nghiệp cần tư vấn hướng dẫn thêm thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ thông tin dịch vụ chi tiết nhất.