Đặc trưng của một nhà máy xử lý nước thải

Nhà máy xử lý nước thải chịu trách nhiệm xử lý chất thải ô nhiễm và thu hồi tài nguyên đủ sạch để sử dụng cho các mục đích tưới tiêu khác. Vậy hiểu như thế nào là nhà máy xlnt, đặc trưng và cách thức hoạt động của nó như thế nào?

Cùng Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất theo dõi những thông tin dưới đây nhé!

Nâng cấp – mở rộng các nhà máy xử lý nước thải

Vai trò của nhà máy xử lý nước thải

Nước thải từ các hộ gia đình và sinh hoạt được xử lý tại khu vực trung tâm của nhà máy xử lý nước thải. Hệ thống đường ống và trạm bơm hỗ trợ việc dẫn nước thải đến hệ thống xử lý chung. Để phù hợp hơn đối với tiêu chuẩn xả thải, đảm bảo nguồn nước chất lượng cao và bảo vệ sức khỏe con người và môi trường thì cải tiến nhà máy xlnt giúp đảm bảo lợi ích cho cộng đồng.

Vai trò của nhà máy xlnt giúp loại bỏ và khử được nhiều chất thải ô nhiễm ra khỏi nước. Nếu xử lý sơ cấp dùng trọng lực để loại bỏ chất rắn ra khỏi nước thải thì xử lý thứ cấp  ứng dụng quy trình sinh học để loại bỏ hết chất thải hòa tan ra khỏi nước thải.

Tuy nhiên cần tính toán đến các hạn chế cho hoạt động của nhà máy. Chẳng hạn như khi mưa lớn, công suất xử lý vượt quá mức cho phép. Điều này gây ra tình trạng tràn cống trong hệ thống thu gom. Những dòng nước tràn này là mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người và môi trường vì chúng gây ô nhiễm thành phố, đầm phá, sông ngòi cùng nhiều nguồn tiếp nhận khác.

Đặc trưng của một nhà máy xử lý nước thải
Đặc trưng của một nhà máy xử lý nước thải

Làm sao để xử lý hiệu quả?

Cần phải trộn dòng chảy từ sơ cấp và xử lý thứ cấp để quản lý các dòng chảy và bảo vệ cho quá trình xử lý hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy xlnt ngoài việc thiếu năng lực xử lý thì tuổi thọ cũng ảnh hưởng đến chất lượng xử lý. Vì thế, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy phép xả thải vào nguồn nước để quản lý tốt dòng chảy lớn và ngăn chặn tình trạng tràn cống.

Vì thế mà hiện nay, hàng loạt nhà máy xlnt bắt buộc phải nâng cấp – cải tạo để đáp ứng các các tiêu chuẩn xả thải. Vì thế mà việc nâng cấp hay mở rộng đều liên quan đến xử lý chất lỏng, công trình đầu vào, xử lý sơ cấp, loại bỏ chất dinh dưỡng sinh học/quy trình phản ứng màng sinh học, xử lý phù hợp với thời tiết ẩm ướt đáp ứng nhu cầu sinh học và hóa học. Việc nâng cấp còn liên quan đến vấn đề khác như kiểm soát mùi phù hợp với cơ sở vật chất.

Nhờ quá trình nâng cấp – mở rộng mà các nhà máy xlnt này đáp ứng các quy định của nhà nước, cung cấp dịch vụ xử lý phù hợp và bảo vệ môi trường thích ứng nhanh  với sự gia tăng dân số trong tương lai.

Hoạt động của một nhà máy xử lý nước thải

Việc thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải cũng phải dựa vào khả năng xử lý nhiều loại nước thải khác nhau. Việc lựa chọn quy trình xử lý chủ yếu phụ thuộc vào các đặc tính của nước thải, chất lượng nước yêu cầu, chi phí và tiềm năng xử lý của công nghệ.

Vai trò của nhà máy xlnt thu gom và xử lý để làm sạch và trả lại môi trường đảm bảo cho sự an toàn và sức khỏe cộng đồng. Và mô hình xử lý điển hình đầu tiên có sử dụng lưới lọc và bể xử lý nước thải để loại bỏ các vật liệu có kích thước lớn.

Trong các nhà máy xlnt thông thường xảy ra các phản ứng gồm oxy hóa hấp phụ và phân hủy sinh học. Trong đó, việc lựa chọn phương pháp xử lý còn phụ thuộc vào các đặc tính hóa lý và kỹ thuật như nhiệt độ, pH, môi trường oxy hóa – khử cùng các thông số vận hành như thời gian lưu, thời gian lưu thủy lực.

Phần lớn nước trong các quá trình này không chứa nhiều CTR và đưa đến giai đoạn xử lý nước thải bằng sinh học chính. Tại đây có xảy ra các quá trình như bùn hoạt tính, phân hủy sinh học cacbon và chất dinh dưỡng trong nước. Nước tinh khiết đôi khi cũng được khử trùng bằng clo, tùy thuộc vào đặc trưng từng vùng miền mà ứng dụng phương pháp tái tạo nước thích hợp.