Keo tụ dựa trên nguyên tắc tách dung dịch, loại bỏ cặn bẩn ra khỏi nước. Quá trình xảy ra một cách tự nhiên hoặc sử dụng hóa chất để tăng hiệu quả phản ứng. Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ cung cấp quy trình đáng tin cậy tạo ra chất lượng nước giảm đến 90% chất rắn và tải trọng chất hữu cơ
Bản chất của chất tạo bông – keo tụ
Chất tạo bông
- Chất tạo bông chia thành 3 nhóm: chất hóa học, tự nhiên và kết dính.
- Thúc đẩy sự kết tụ của hạt mịn trong dung dịch để liên kết thành bông cặn sau đó nổi lên trên bề mặt và lắng xuống đáy. Chất kết tụ bao gồm chất hữu cơ, vô cơ.
- Chất keo tụ cao phân tử dùng nhiều nhất do khả năng thúc đẩy quá trình keo tụ với liều lượng tương đối thấp. Tuy nhiên những chất này lại gây nguy hiểm đối với nguồn nước, không thân thiện với môi trường.
- Và sự lựa chọn thay thế lớn nhất chuyển sang polyme tổng hợp tạo ra chất kết bông để xử lý nước thải tối ưu nhất.
- Chất đông tụ hoạt động bằng cách làm mất ổn định hạt khiến chúng kết tụ thành bông cặn và được loại bỏ dưới dạng bùn cặn hoặc nổi lên trên mặt nước.
- Sự kết hợp giữa chất keo tụ và chất tạo bông hoặc vô cơ phụ thuộc vào thành phần, cũng như phương pháp tách được sử dụng như lắng hoặc tuyển nổi.
Đặc điểm của chất keo tụ
- Nước thải từ các ngành công nghiệp thường dùng chất keo tụ để loại bỏ chất rắn, làm trong nước, làm mềm, làm đặc bùn và khử chất rắn.
- Nước thải thường chứa chất rắn dạng keo, vi khuẩn, sinh vật phù du, thực vật, chất hữu cơ. Vì thế mà từ những năm 2000 trước công nguyên thì người Ai Cập cổ đại sử dụng phương pháp này để làm sạch nước.
- Keo tụ thường dùng trong lọc nước sinh hoạt, dễ XLNT công nghiệp. Đây là lý do vì sao chất tạo bông được dùng làm hóa chất xử lý nước thải nhà máy.
Các giai đoạn quan trọng của keo tụ
Với bản chất là quá trình hóa học, keo tụ liên quan mật thiết đến các loại hóa chất khi thêm vào nước thải cho phép các hạt rắn nhỏ liên kết thành hình dạng lớn hơn (hay còn gọi floc). Vì thế mà nó thường ứng dụng để xử lý nước thải giấy tái chế, hóa chất, mủ cao su. Quá trình keo tụ diễn ra theo chu trình cơ bản dưới đây:
- Những hạt rắn lơ lửng mang điện âm khi thêm nhôm sunfat vào nước thải. Khi đó những chất đông tụ mang điện tích dương trung hòa với hạt rắn điện tích âm.
- Nước thải được khuấy trộn nên giai đoạn này cần nhiều năng lượng để đảm bảo chất đông tụ tiếp xúc đều với nước. Đồng thời, quá trình keo tụ diễn ra nhanh, năng lượng cũng giảm xuống.
- Khi floc bắt đầu hình thành, người ta thêm polyme làm cầu nối keo tụ giữa các hạt lớn hơn.
- Sau khi bông cặn hình thành chúng sẽ bị tách bỏ khỏi nước thông qua bể lắng hoặc dùng bộ lọc để giữ lại hạt cặn.
Vai trò của polyme
- Nó là hợp chất cao phân tử hòa tan trong nước với khả năng ổn định cũng như tăng cường sự keo tụ đối với các chất trong nước thải.
- Chúng thêm vào nước thải để tăng cường và tăng trọng lượng rắn của bông.
- Polyme được chia thành tự nhiên hoặc tổng hợp. Polyme tự nhiên hầu như không chứa độc tố và có thể phân hủy sinh học. Còn polyme tổng hợp được dùng phổ biến hơn vì chúng hiệu quả, dễ tái sản xuất nên tiết kiệm chi phí.
- Nhờ polyme mà các bông bùn hình thành nhanh hơn, hiệu quả lắng tốt nên nước được xử lý tối ưu
Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất sẽ cung cấp giải pháp đối với các ngành công nghiệp trong việc xử lý và kiểm soát nguồn thải của mình. Vì thế việc định lượng hóa chất keo tụ – tạo bông rất quan trọng để tăng hiệu quả xử lý.
Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống XLNT tuần hoàn, điều chỉnh pH phù hợp với đặc tính nguồn thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn kỹ thuật xả thải. Vì thế còn do dự gì mà bạn không gọi ngay Hotline 0938.857.768 để đội ngũ tư vấn của chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết hơn.