Xử lý nước thải sản xuất sơn không hề đơn giản vì mức độ phức tạp các thành phần cũng như đòi hỏi công nghệ xử lý phải tiên tiến, hiện đại hơn. Vậy làm thế nào để hạn chế những tác động nước thải ngành sơn đối với môi trường trước khi xả thải hoặc tái sử dụng?
Các thành phần nước thải sản xuất sơn
Ngành công nghiệp sơn có xu hướng thay đổi về nồng độ BOD, COD, chất rắn lơ lửng, hợp chất độc hại, VOC và màu. Việc xả thải ra môi trường sẽ làm cản trở sự xâm nhập của ánh sáng, làm giảm chất lượng nguồn tiếp nhận và gây độc đối với một số quy trình xử lý sinh học, hệ thống thủy sinh và đời sống thủy sinh dưới nước.
Gần đây đã có những thay đổi về tiêu chuẩn môi trường đối với hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, không mùi và giảm kim loại độc hại. Các nỗ lực bền vững trong tương lai tăng cơ hội tái sử dụng nước thải. Nước này có thể sử dụng cho tháp giải nhiệt hoặc các yêu cầu xử lý tiềm năng khác nhau. Quá trình này tiết kiệm năng lượng đến 40% so với chi phí xử lý nước thải, chất thải rắn.
Những xu hướng tương lai
- Tái sử dụng nước bền vững với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tiếp tục ứng dụng phương pháp xử lý nước thải tiên tiến không chỉ giảm chi phí vận hành mà còn giảm lượng nước, tác động sinh thái từ xả thải.
- Cần tối ưu hóa quy trình XLNT để ngăn chặn, hạn chế những rủi ro, sự cố liên quan đến hệ thống xử lý nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến khan hiếm nước.
- Với việc dân số ngày càng tăng, nhu cầu về nước cũng tăng theo đã đòi hỏi chi phí nước cao, nghiêm ngặt hơn. Chính điều này thúc đẩy các nhà máy sản xuất sơn đánh giá lại hoạt động xử lý môi trường và tăng cường xây dựng tương lai bền vững hơn.
Những giải pháp đối với nhà máy sơn
- Tối đa hóa quy trình sản xuất hiệu quả.
- Điều chỉnh phù hợp với sản phẩm, thay đổi về thành phần và đặc tính nước thải.
- Tối đa hóa chất lượng nước, lưu lượng, tái chế và tái sử dụng nước.
- Giảm thiểu ăn mòn, cáu cặn và tắc nghẽn hệ thống.
- Giảm thiểu chi phí liên quan cùng nhiều hóa chất sử dụng.
- Tiết kiệm nước, năng lượng.
- Thiết kế chương trình giám sát môi trường.
Công nghệ điện tuyển nổi XLNT sản xuất sơn
Mặc dù có thể sử dụng phương pháp cơ học và hóa học nhưng hàm lượng tạp chất hữu cơ vẫn còn. Hiệu quả kém vì chất hữu cơ tồn tại đa dạng ở dạng hòa tan, huyền phù, nhũ tương hoặc không thể phân hủy sinh học. Vì thế để áp dụng các công nghệ làm tăng hiệu quả xử lý lại rất khó.
Vì sao nên XLNT sản xuất sơn bằng công nghệ tuyển nổi?
- Điện tuyển nổi rất thích hợp để XLNT sơn với sự hỗ trợ của chất làm đông tụ hoặc keo tụ nhôm silic. Theo đó thì nhôm/sắt sunfat là chất đông tụ có hiệu quả nhất, đồng thời chúng là nguồn nguyên liệu rẻ, dễ tìm kiếm và khả năng làm sạch nước thải cao hơn.
- Điện tuyển nổi có những lợi thế như đơn giản hóa việc lắp đặt thiết bị, bảo dưỡng, dễ điều chỉnh một số thông số, mật độ dòng điện; các bọt khí có độ phân tán cao nên dễ dính bám vào tạp chất không hòa tan hoặc quá trình oxy hóa hợp chất hữu cơ nhờ oxy nguyên tử và clo hoạt tính.
- Hệ thống điện tuyển sẽ làm bão hòa chất lỏng trên các điện cực. Khi đó, chúng bám vào phần tử chất bẩn, kéo chúng lên bề mặt hình thành lớp váng bọt. Đây là bùn tuyển nổi được thu gom và xử lý tại bể chứa riêng biệt.
- Điểm khác biệt của công nghệ không có ngăn chứa chất keo tụ tạo bông mà cho trực tiếp vào nguồn thải. Quá trình khuấy trộn càng mạnh càng làm tăng lực liên kết giữa nhôm/sắt sunfat với chất bẩn. Khi nhôm hydroxit hình thành sẽ có khả năng hấp phụ cao và bám dính chặt vào thành phần chất thải.
Công ty xử lý nước thải sẽ cân nhắc về nhu cầu, chi phí, lựa chọn hệ thống và phương án thiết kế thi công, lắp đặt tốt nhất cho dự án của bạn một cách chi tiết và chuyên nghiệp nhất.