Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải lò đúc kim loại

Đúc kim loại là phương pháp đưa vật liệu kim loại vào khuôn tạo sản phẩm ở trạng thái lỏng theo mẫu sẵn có. Trong đó, nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm từ quá trình đúc này. Nhờ đúc kim loại mà nhiều sản phẩm với những chi tiết, hình thù phức tạp được chế tạo thành công để phục vụ tối đa trong chế tạo máy móc, trang trí, thiết bị máy móc,…Để bảo vệ môi trường, các nhà máy, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này cần trang bị hệ thống xử lý khí thải, nước thải. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu quy trình công nghệ xử lý nước thải lò đúc kim loại

Xử lý nước thải đúc lò kim loại

1. Một số nội dung liên quan đến xử lý nước thải lò đúc kim loại

Để thiết kế hệ thống xử lý nước thải đúc lò kim loại hiệu quả, các đơn vị chuyên môn cần căn cứ vào nhiều yếu tố như nguồn gốc, thành phần, tính chất của nước thải, dưới đây chúng ta cùng lần lượt tìm hiểu các thông tin này:

1.1. Nguồn phát sinh nước thải từ lò đúc kim loại

Từ xa xưa, cha ông ta đã áp dụng thành công và biết cách nấu và đúc kim loại để chế tạo ra sản phẩm dùng để trang trí hoặc sử dụng cho các đồ dùng sinh hoạt cá nhân thường nhật. Cho đến hiện nay, công nghệ đúc ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn trong điều kiện công nghiệp hóa có bước phát triển rực rỡ. Trong đó, khối lượng vật đúc trung bình chiếm khoảng 40 – 80% tổng khối lượng của máy móc.

  • Nước từ quá trình làm sạch lò đúc, nước làm nguội xỉ, tạo hạt xỉ và nước làm nguội.
  • Nước phát sinh từ giai đoạn sàng, tuyển quặng và từ công nghệ luyện kim màu chứa hàm lượng đất, đá, sỏi và các muối vô cơ.
  • Nước thải từ giai đoạn luyện kim màu có điện phân và công nghệ xử lý bề mặt thường mang tính axit, hàm lượng kim loại nặng.
  • Nước thải từ quá trình mạ, sơn,… có chứa chất trợ dung (CN-, (SO4)2-, F- và dầu mỡ.
  • Nước thải bắt nguồn từ khu vực vệ sinh và ăn uống của công, nhân viên.

Nguồn phát sinh nước thải lò đúc kim loại

1.2. Thành phần của nước thải lò đúc kim loại

  • Nước thải lò đúc kim loại thường được sử dụng để làm mát thiết bị công nghiệp trong giai đoạn nấu luyện, đúc và hoàn thiện sản phẩm.
  • Một lượng nước thải phát sinh từ quá trình xử lý khí thải lò đúc kim loại tại các nhà máy.
  • Nước thải này chứa hàm lượng kim loại nặng, xyanua, hợp chất lưu huỳnh, phenol với nồng độ gây ô nhiễm môi trường khá cao.

1.3. Giới thiệu quy trình xử lý nước thải lò đúc kim loại nhôm

Xử lý nước thải lò đúc
(Hình: Quy trình xử lý nước thải lò đúc kim loại nhôm)

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải lò đúc kim loại

Hố thu gom

  • Đây là nơi tập trung của nước thải từ lò đúc kim loại và hầm tự hoại thành một nguồn duy nhất. Song chắn rác được lắp đặt trước hố thực hiện nhiệm vụ tách bỏ các thành phần rác thải, chất rắn có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước. Nguồn thải này được thu gom và xử lý định kỳ bằng phương pháp thủ công.

Bể điều hòa

  • Nước từ hầm tự hoại được vận chuyển về bể điều hòa. Tại đây, nguồn nước được điều chỉnh về nồng độ và lưu lượng, nhất là nhiệt độ và nồng pH. Hệ thống thổi khí được trang bị nhằm xáo trộn nguồn nước tránh quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra và phát sinh mùi hôi.

Bể phản ứng và bể lắng lý hóa

  • Vì nước thải chứa nhiều kim loại và hợp chất kim loại nặng nên người ta thường châm thêm hóa chất trung hòa và chất khử được bơm định lượng vào bể tuần hoàn theo chu trình sẵn có. Lúc này các hợp chất kim loại kết tủa thành hyđoxit hoặc các muối kim loại kết tủa. Các loại kết tủa này được dẫn qua bể lắng lý hóa nhằm tách các chất kết tủa thành hỗn hợp bùn.

Bể MBBR

  • Đây là giai đoạn xử lý nước thải lò đúc kim loại quan trọng và không thể thiếu. Với các giá thể MBBR chuyển động liên tục trong nguồn nước trở thành môi trường sống lý tưởng của các VSV. Hệ VSV này thích nghi và tạo ra các môi trường như kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí nhằm mục đích phân hủy và hấp thụ chất hữu cơ làm thức ăn và tăng sinh khối. Sau một thời gian, lớp VSV bám dính trong cùng không tìm được thức ăn và rơi xuống thành các bông bùn hoạt tính.

Giá thể vi sinh trong bể MBBR

Bể lắng sinh học và bể khử trùng

  • Bùn sau đó được lắng trong bể lắng sinh học. Theo đó, một phần bùn hoạt tính đưa vận chuyển ngược trở lại bể MBBR để duy trì mật độ sinh khối. Phần còn lại đưa về bể chứa bùn để đem đi xử lý định kỳ. Nguồn nước chảy tràn qua bể khử trùng, hóa chất Clo được sử dụng nhằm loại bỏ hoàn toàn lượng vi khuẩn, sinh vật gây bệnh, mầm bệnh còn sót lại ra khỏi nguồn nước.

Với kinh nghiệm và chuyên môn cao, công ty môi trường Hợp Nhất sẵn sàng tư vấn, giải đáp và cung cấp mọi thông tin liên quan về dịch vụ xử lý nước thải đến với quý doanh nghiệp. Chúng tôi chuyên thiết kế, thi công HTXLNT, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành HTXLNT. Ngoài xử lý nước thải lò đúc kim loại chúng tôi còn xử lý nước thải y tế, chế biến thực phẩm, phòng khám,… Liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0938.857.768 – 0938.089.368 để được tư vấn miễn phí nhé!