Xử lý nước thải giấy tái chế không hề khó nếu doanh nghiệp quản lý, kiểm soát tốt việc hạn chế tạo ra chất thải, tối ưu việc sử dụng tài nguyên nước, cải tạo – nâng cao hiệu quả sản xuất và xây dựng kế hoạch phòng ngừa sự cố môi trường.
Với việc sử dụng nguồn nước lớn thì việc kiểm soát tốt nguồn thải giúp nhà máy cân bằng chất ô nhiễm, đề xuất phương pháp xử lý tối ưu. Nhờ vậy mà việc khảo sát xem tính chất nguồn thải có chứa các thành phần nào, hàm lượng lignin ra sao và đặc tính dòng thải như thế nào để lên phương án lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp.
Ứng dụng bể tuyển nổi xử lý bột giấy tái chế
Bài toán xử lý ô nhiễm làng nghề tái chế giấy
Không chỉ riêng các doanh nghiệp lớn, các làng nghề tái chế giấy đều không qua xử lý mà đổ thẳng ra kênh mương, ao hồ trong khu dân cư vào hệ thống tiêu thoát nước. Các hoạt động này gây ô nhiễm môi trường cho các khu vực lân cận xung quanh làng nghề các địa phương.
Với bài toán nan giải này, công nghệ bể tuyển nổi được xem là giải pháp giúp tháo gỡ các vấn đề ô nhiễm môi trường cho các làng nghề tái chế giấy hiện nay. Triển vọng của hệ thống có thể áp dụng cho các nhà máy từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Các công trình xây dựng này khá đơn giản nên chi phí đầu tư và vận hành thấp.
Xử lý nước thải làng nghề sản xuất giấy bằng công nghệ tuyển nổi có khả năng thu gom, xử lý và tái sử dụng nước. Nguyên tắc hoạt động của công nghệ này dùng quá trình hóa – lý để kết tủa chất thải, bột giấy đẩy chất thải lên trên bề mặt và gạt chất bẩn ra ngoài. Phần nước sau xử lý có hiệu suất đến 92%.
Tính chất nước thải ngành giấy tái chế
Đặc tính nước sản xuất giấy thường chứa nhiều cặn bẩn. Vì thế, nước thải được dẫn trực tiếp vào bể lắng cát, bể điều hòa và bể tuyển nổi. Nhờ bể tuyển nổi với nhiều bọt khí mà cặn bẩn được tách ra hoàn toàn và nổi lên trên mặt nước.
Bột này được thu hồi và tái sử dụng lại. Phần nước sau bể lắng đưa sang bể lắng khác để tách hết lượng cặn còn sót lại. Sau đó, hồ sinh học tiếp nhận nước thải để xử lý đạt chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Điểm nổi bật của hệ thống giúp hạn chế các vấn đề bột giấy tồn đọng trong nước thải. Tác nhân chính khiến nguồn nước bị ô nhiễm là do hàm lượng BOD và bột giấy quá lớn. Ngoài việc thu hồi để giảm ô nhiễm môi trường thì bột giấy tận thu để tái chế, tái sử dụng để đưa vào sản xuất giấy.
Xử lý nước thải nhiễm lignin ngành tái chế giấy
Với tổng sản phẩm hàng triệu tấn giấy và bột giấy mỗi năm, các nhà máy giấy sinh ra lượng lớn chất thải hữu cơ, và lignin chiếm lượng đáng kể. Được biết, việc tách lignin ra khỏi nước thải không chỉ giải quyết vấn đề môi trường mà còn tạo ra sản phẩm được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tính chất của dịch đen (lignin)
- Dịch đen phát sinh từ giai đoạn nấu kiềm nguyên liệu để thu hồi xenlulo nên pH của nó rất cao dao động từ 12,3 – 13 vì chứa nhiều kiềm dư.
- Lignin chiếm từ 60 – 70% thành phần chất hữu cơ.
- Tùy theo hàm lượng chất khô mà dịch đen có tỷ trọng và độ nhớt khác nhau.
Phương pháp tách ligin
- Phương pháp siêu lọc: yêu cầu thiết bị phức tạp nên việc xử lý trở nên tốn kém hơn. Người ta thường dùng các axit như H2SO4, HCl, còn các axit vô cơ mạnh tạo ra H2S làm ô nhiễm môi trường.
- Phương pháp kết tủa bằng axit: kết tủa 70 – 80% lignin. Quá trình axit hóa dịch đen làm giảm pH môi trường nên kết kết tủa lignin ở dạng sệt và nhầy nên thường rất khó lọc để tách.
- Ngoài ra người ta còn dùng thêm chất trợ lọc để kết tụ lignin. Chất này gồm chất hữu cơ và dùng canxi hòa tan. Hiệu quả của quá trình kết tủa lignin bằng axit với sự trợ giúp chất kết tụ tăng khi pH giảm.
Một số ứng dụng của lignin trong cuộc sống:
- Lignin thu hồi từ dịch đen làm chất ổn định, phụ gia cho một số ngành công nghiệp như cao su, sản xuất bê tông, phụ gia đồ gốm,…
- Lignin dùng làm nguyên liệu tổng hợp khi đun nóng với lưu huỳnh.
- Oxy hóa lignin thu hồi chất hữu cơ quan trọng là Vanilin.
- Lignin gỗ cứng cho hỗn hợp Vanilin và Sirigandehit (điều chế thuốc ngủ).
- Nó còn là chất khử sắt, làm mềm nước trong thiết bị lọc dạng cation.
Liên hệ Hotline 0938.857.768 để được công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất tư vấn!