Các cơ sở y tế như bệnh viện, trạm y tế, nha khoa, thẩm mỹ, cơ sở y tế thường lo ngại đến vấn đề chất thải bởi nếu không có biện pháp xử lý an toàn, chất thải y tế sẽ trở thành mối đe dọa với môi trường và sức khỏe con người…Dưới đây là một số công nghệ xử lý chất thải y tế.
1. Xử lý nước thải y tế
Có nhiều công nghệ xử lý nước thải y tế, việc thiết kế và lựa chọn công nghệ nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Lưu lượng nước thải cần xử lý, mức độ, thành phần ô nhiễm, yêu cầu chất lượng nước đầu ra, chi phí đầu tư, diện tích lắp đặt.
Dưới đây là sơ đồ công nghệ xử lý nước thải y tế với công suất 320m3/ngày tại một bệnh viện.
Thuyết minh quy trình xử lý
- Toàn bộ lượng nước thải theo hệ thống thu gom tập trung tại bể tiếp nhận. Bể tiếp nhận có nhiệm vụ tập trung nước thải từ các nơi trong khu viên Bệnh viện chảy về. Nước được lưu thời gian ngắn nhằm tránh hiện tượng phân hủy kỵ khí sinh mùi hôi. Trước bể tiếp nhận có lắp đặt song chắc rác (kích thước song chắn 10mm) để loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 10mm, tránh làm ảnh hưởng đến đường ống và các thiết bị
ở các công trình đơn.phía sau. Nước từ bể tiếp nhận qua tách rác tinh để loại bỏ rác thải có kích thước nhỏ hơn 10mm trước khi vào bể tách dầu mỡ. - Tại bể tách dầu, dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt sẽ nổi trên mặt nước và sẽ được công nhân vận hành vớt định kỳ.
- Tiếp đến nước thải tự chảy về bể điều hoà có tác dụng điều hoà lưu lượng nước thải cho hệ thống xử lý, tránh trường hợp quá tải hay thiếu tải cho hệ thống xử lý, đảm bảo hiệu quả xử lý của hệ thống được ổn định.
- Sau khi qua bể điều hoà, nước thải được đưa vào bể anoxic thiếu khí nhằm xử lý một phần các chất ô nhiễm đảm bảo cho hiệu quả xử lý của công nghệ phía sau.
Nước thải sau khi qua bể anoxic được cho qua bể sinh học hiếu khí tiếp xúc. Tại đây các thành phần chất dinh dưỡng, các chất lơ lửng trong nước thải sẽ bị phân hủy nhờ các vi sinh vật hiếu khí. - Sau đó nước thải tiếp tục được cho qua module MBR để xử lý, tại đây bùn sinh ra từ bể sinh học hiếu khí sẽ được giữ lại ở màng lọc và cho lượng nước trong đi qua. Lượng bùn này được tuần hoàn liên tục về bể anoxic, một phần bơm về bế phân hủy bùn.
Phần nước trong sau khi đi qua màng MBR di trong sau khi đi qua màng MBR di chuyển đến ống dẫn và được khử trùng bằng nước Javen trực tiếp trên đường ống để loại bỏ thành phần vi sinh gây bệnh trước khi thoát vào hố ga sau đó thoát vào nguồn tiếp nhận. - Chất lượng nước thải sau xử lý đạt A QCVN 28: 2010/BTNMT, K = 1- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
2. Xử lý rác thải y tế
Rác thải y tế gồm chất thải lây nhiễm, bệnh lý, hóa chất, dược phẩm, chất độc, chất phóng xạ, chất thải thông thường hoặc không nguy hại. Chất thải chia thành 2 loại gồm không nguy hiểm (khẩu trang, áo choàng, vật liệu văn phòng) và nguy hiểm (chất thải hóa học, chất độc hại, chất nổ, chất gây bệnh). Xử lý chất thải y tế trở thành thách thức và tốn kém đối với các bệnh viện chứa chất thải bị nhiễm bẩn có hại đối với con người và môi trường khi không được xử lý cẩn thận.
2.1. Sử dụng thiết bị hấp rác
Thiết bị hấp rác có vai trò xử lý tại chỗ chất thải lây nhiễm thành chất thải không lây nhiễm, chất thải sau khi hấp tiệt trùng được đưa qua máy nghiền cắt tạo thành các mảnh vụn vô trùng.
Chất thải sau xử lý trở thành chất thải y tế không lây nhiễm, không có khả năng tái chế.
Nguyên lý hoạt động của quá trình hấp: Sau khi chất thải lây nhiễm cần xử lý được đưa vào buồng khử trùng thì nắp buồng khử trùng được đóng chặt lại. Quá trình tạo hơi nước bão hòa ở buồng sinh hơi đã sẵn sàng đưa sàng buồng tiệt trùng. Quá trình hút chân không loại bỏ hết không khí trong buồng hấp tiệt trùng. Hơi nước được đưa vào bên trong lớp đệm hơi và bên trong buồng khử trùng để đạt tới nhiệt độ khử trùng theo yêu cầu. Trong thời gian của một quá trình khử trùng, hơi nước được bơm liên tục vào buồng khử trùng để duy trì chế độ áp suất và nhiệt độ như đã cài đặt để đảm bảo khử trùng toàn bộ phần chất thải lây nhiễm. Sau khi quá trình khử trùng kết thúc, nhiệt độ và áp suất sẽ dần giảm về ngưỡng an toàn cho việc mở nắp buồng khử trùng và đưa chất thải lây nhiễm đã xử lý ra ngoài.
Người vận hành có thể lựa chọn chương trình tiệt trùng theo thời gian và nhiệt độ được cài đặt sẵn.
2.1. Sử dụng lò đốt rác
Lò đốt rác có cấu tạo gồm các bộ phận chính như buồng đốt sơ cấp, buồng đốt thứ cấp, mỏ đốt dầu DO, quạt cấp khí và tháp giải nhiệt.
Quy trình đốt rác: Chất thải rắn y tế lây nhiễm sắc nhọn và giải phẫu > Buồng đốt sơ cấp > Buồng đốt thứ cấp > Cyclone xử lý khí thải > Môi trường
Sơ đồ quy trình công nghệ
Trên đây là một số thông tin về các công nghệ xử lý chất thải y tế. Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất là nhà thầu chuyên tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn quy định với công suất đa dạng. Quý Doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp Zalo/Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin cụ thể hơn!