Công nghệ SBR được ứng dụng thế nào trong xử lý nước thải chế biến mủ cao su? SBR cải tiến có ưu điểm gì về cấu tạo, hiệu suất xử lý và cách vận hành?
Nước thải chế biến mủ cao su được xem là nguồn thải chứa hàm lượng BOD, COD, tổng nito, tổng TSS cao. Trước đây, người ta xử lý nước thải chế biến mủ cao su bằng các công nghệ kỵ khí để loại bỏ chất hữu cơ thì ngày nay họ lại ưa chuộng các phương pháp như mương oxy hóa, hồ tảo, hồ tự nhiên để khử nito, photpho nhưng hiệu quả chưa cao.
Được biết những công nghệ này cần diện tích xây dựng lớn và thời gian xử lý khá dài. Thế nhưng sau khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải này có ứng dụng những phương pháp trên có chất lượng nước sau xử lý vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn xả thải. Tuy nhiên nước ta chưa có công trình cải tiến công nghệ và thiết bị xử lý nito trong nước thải cao su hiệu quả.
Điều kiện cần thiết để cải tiến công nghệ SBR
Trong đó, xử lý nước thải bằng công nghệ theo mẻ SBR được ứng dụng phổ biến vì nó có thể xử lý đồng thời chất hữu cơ và nito, có thể thay đổi chế độ vận hành, không cần bể lắng. Thế nhưng SBR thông thường lại bắt buộc diễn ra đồng thời phản ứng thiếu khí – hiếu khí luân phiên để tăng hiệu quả xử lý. Vì thế mà chu trình thiếu khí – hiếu khí phức tạp, khó áp dụng trong thực tế.
Từ những hạn chế công nghệ cũ, SBR cải tiến hứa hẹn sẽ mang lại hiệu suất xử lý chất hữu cơ và nito trong nước thải chế biến mủ cao su với chế độ vận hành đơn giản, tiết kiệm chi phí và năng lượng hơn. Trong đó, SBR sẽ được cải tiến vùng thiếu khí – hiếu khí để nâng cao quá trình oxy chất hữu cơ, khử nitrit, nitrat hóa, tăng chế độ sục khí để duy trì tính ổn định của thiết bị.
Vậy công nghệ SBR cải tiến có những thay đổi nào?
Đặc trưng trong cấu tạo của thiết bị SBR cải tiến
Thiết bị SBR cải tiến được chia thành 2 vùng bởi vách ngăn. Ở ngăn thứ nhất có diễn ra quá trình cấp khí cung cấp cho các giai đoạn phản ứng theo mẻ diễn ra thuận lợi. Sự chênh lệch của nước – bùn giữa vùng có sục khí và không sục khí thúc đẩy hỗn hợp có khối lượng riêng lớn từ vùng không sục khí sẽ tuần hoàn về vùng sục khí.
Nhờ vậy mà trong SBR cải tiến đồng thời diễn ra 2 vùng hiếu khí và thiếu khí trong cùng một không gian. Lúc này, hỗn hợp nước – bùn luân chuyển từ vùng này sang vùng khác nhờ áp suất nâng mà không cần đến sự hỗ trợ của máy bơm tuần hoàn.
Ngoài ra, giai đoạn tháo nước và cấp nước mới sẽ được cải tiến và gộp thành giai đoạn tháo nước. Cách này được thực hiện bằng cách cấp nước thải cho mẻ mới (sau giai đoạn lắng của mẻ trước) vào dưới đáy thiết vị, đồng thời tiếp tục mở van tháo nước phía trên thiết bị để xlnt.
Việc cải tiến cấp thoát nước giúp kéo dài thời gian phản ứng trong từng mẻ xử lý, do đó giúp nâng cao hiệu suất xử lý, đơn giản hóa quá trình vận hành thiết bị.
Chu trình vận hành thiết bị
- Giai đoạn cấp và tháo nước đồng thời: nước thải bơm vào bể xử lý nước thải SBR cải tiến theo hướng từ dưới lên trên nên đẩy phần nước đã xử lý trước đó đi ra ngoài. Thời gian cấp nước diễn ra trong khoảng 10 phút.
- Giai đoạn phản ứng: quá trình sục khí được tiến hành ở lưu lượng không khí không đổi để tăng lượng DO trong thiết bị để oxy hóa hết chất hữu cơ và amoni.
- Giai đoạn lắng: sau phản ứng, máy cấp khí ngừng hoạt động và diễn ra quá trình lắng khoảng 25 phút.
Vì thế mà thiết bị SBR cải tiến, các quá trình nitrit/nitrat hóa và khử nitrit/nitrat thực hiện đồng thời trong cùng chu trình phản ứng mà không cần tách riêng giai đoạn thiếu khí – hiếu khí. Bên cạnh đó, thiết bị này không cần dùng thiết bị khuấy trộn nên quy trình vận hành đơn giản hơn và tiết kiệm năng lượng cao hơn.
Với những đặc điểm trên của công nghệ SBR cải tiến thì các nhà máy chế biến mủ cao su tại Việt Nam cần nâng cấp và bảo dưỡng hệ thống xlnt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Vì thế nếu Quý Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn thiết kế HTXLNT đạt chuẩn, vui lòng liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768